THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:58

Sáng kiến tưới nhỏ giọt tự động bằng năng lượng mặt trời

 

.Một số cây bưởi mới trồng bị chết, đến nay dư âm đợt hạn, mặn cũng làm sản lượng bưởi da xanh giảm rõ rệt, chỉ bằng 40 - 60% sản lượng so với năm trước. Làm sao để tưới tiết kiệm với nguồn nước được dự trữ hạn chế mà vẫn đảm bảo cho cây ăn trái sinh trưởng, phát triển bình thường trong mùa hạn mặn đang là vấn đề nóng đối với người nông dân. Sáng kiến “Ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động bằng năng lượng mặt trời cho bưởi da xanh trong điều kiện hạn, mặn” của tập thể Trạm Khuyến nông thành phố ra đời từ đó. Sáng kiến đã được đăng ký công nhận với Sở Khoa học và Công nghệ.

Trình bày về sáng kiến, đại diện Trạm Khuyến nông thành phố cho biết: Mục đích của sáng kiến là sử dụng nước tưới tiết kiệm trong mùa hạn, mặn; tăng hiệu quả sử dụng nước; đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây trong điều kiện nguồn nước hạn chế. Để ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời cần chuẩn bị theo các bước sau: khảo sát chọn vườn bưởi; chuẩn bị tấm pin năng lượng mặt trời, bộ điều khiển, mô-tơ và bình ắc-quy để tích điện (tấm pin có kích thước 40 x 60cm giúp chuyển hóa quang năng thành điện năng, bộ điều khiển 20V và bình ắc quy 12V-6A, mô-tơ 12V công suất 3,5 lít/phút). Thiết kế đường dây (đường dây chính φ 10, đường dây phụ φ 5, vòi điều chỉnh lượng nước nhỏ giọt).

 

Tham quan hệ thống tưới nhỏ giọt tự động bằng năng lượng mặt trời cho bưởi da xanh. (Ảnh: Thạch Thảo)

Đối với tấm pin năng lượng mặt trời cần chọn vị trí có ánh nắng đầy đủ nhất trong ngày nhằm đảm bảo số giờ nắng từ 6 - 8 tiếng/ngày. Bộ điều khiển được thiết kế theo nguyên tắc dòng điện đi qua bộ điều khiển sau đó được nạp vào ắc-quy sao cho nguồn điện được tích vừa đủ và cuối cùng dòng điện đi ra mô-tơ bơm nước. Hệ thống được vận hành không bị gián đoạn vào những lúc nắng kém cũng như đảm bảo được sự ổn định và độ bền của các thiết bị. Đường dây tưới được thiết lập sao cho tới ngay mỗi gốc có một vòi được gắn kèm van điều chỉnh để nước đi ra dưới dạng nhỏ giọt. Việc trang bị thêm ắc-quy tích điện có thể dự trữ được nguồn điện thêm 4 - 5 giờ tưới phòng khi trời ít nắng. Chi phí đầu tư hệ thống tưới tổng cộng 1,85 triệu đồng/công đất (1.000m2), mỗi công đất tiếp theo chỉ cần 500 ngàn đồng tiền ống. Hệ thống có khả năng tưới tối đa được khoảng 160 gốc bưởi, tương đương 4 công đất.

Nhận xét về sáng kiến, bà Huỳnh Thị Ngà - Phó trưởng Phòng Kinh tế UBND TP. Bến Tre cho rằng: “Sáng kiến ra đời vào thời điểm này rất có ý nghĩa, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trước mắt, thấy sáng kiến rất có ích, giúp tiết kiệm điện, nước, công lao động, cây sinh trưởng tốt hơn”. Bên cạnh đó, Trạm Khuyến nông còn hướng dẫn anh Võ Duy Kha - mô hình thử nghiệm ở Ấp 4, xã Nhơn Thạnh xây bể chứa nước ngọt, nhờ đó có thể hòa tan phân bón vào nước, sau đó truyền tải theo nước nhỏ giọt bón cho cây trồng.

Anh Võ Duy Kha cho biết: “Tôi có 4 công đất trồng bưởi, nếu tưới thủ công thì mỗi ngày mất khoảng 4 tiếng. Sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt tự động bằng năng lượng mặt trời, tôi quan sát thấy cây bưởi mới trồng phát triển tốt hơn, do được thẩm thấu tốt và chủ động được lượng nước tưới cho cây, nhất là khi nước đã  được pha phân bón. Nhìn chung chi phí không quá cao, ai trồng bưởi cũng trang bị được. Sau hai tháng sử dụng, thấy hiệu quả tốt

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh