THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:33

“Sài Gòn, Anh yêu em” có xứng đáng giành Cánh diều vàng?

 

Bội thu tại Cánh Diều năm nay, “Sài Gòn, Anh yêu em” giành tổng cộng 5 giải thưởng: Cánh diều vàng cho phim điện ảnh xuất sắc, Biên kịch xuất sắc (Ngọc Bích), Âm nhạc xuất sắc (nhạc sĩ Đức Trí), Hoạ sĩ thiết kế xuất sắc (Nguyễn Anh Thao) và Nam diễn viên phụ xuất sắc (Huỳnh Lập) đã trở thành hiện tượng tại Lễ trao giải năm nay. Ra mắt khán giả vào dịp đầu tháng 10/2016, “Sài Gòn, Anh yêu em”  tuy không có dàn diễn viên “hot”, không có chiêu trò PR rầm rộ nhưng vẫn gây được chú ý nhờ nội dung giàu tính nhân văn, gắn bó mật thiết với tình cảm của những con người yêu quý thành phố phương Nam. Với những nét đặc sắc nhất của Sài Gòn trong vòng 100 phút, “Sài Gòn, Anh yêu em”  thông qua năm tuyến truyện với hàng chục nhân vật và bối cảnh trải dài khắp các địa danh nổi tiếng trong thành phố. Điểm cộng của cách làm phim đa tuyến này là giúp cho mỗi khán giả thuộc đủ mọi tầng lớp đều có thể thấy bản thân mình trong đó. Trong lúc khán giả mỗi lần phát hiện một chi tiết gì đó gắn bó với cuộc sống thường nhật của mình, họ dễ dàng bỏ qua tính liền mạch hay những lỗi logic của phim. Có thể nói, việc trao giải cho “Sài Gòn, Anh yêu em” là hoàn toàn xứng đáng, bởi đây là tác phẩm điện ảnh Việt Nam hiếm hoi trong 12 tháng qua cân bằng được hai yếu tố thương mại và nghệ thuật.

 

“Sài Gòn, Anh yêu em” được xướng tên tại Cánh diều 2016 (nguồn Internet)

 

Đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết: Năm 2016 hoạt động điện ảnh còn nhiều khó khăn như thiếu vốn sản xuất, kinh phí đặt hàng của nhà nước dành cho các sáng tác điện ảnh. Song, các đơn vị hoạt động phim tư nhân đã phát huy nguồn lực, gửi về 145 tác phẩm tham dự giải, trong đó có 19 phim điện ảnh và 5 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh. Điều này đã chứng tỏ xu thế phát triển các phim theo hướng xã hóa, đã khơi gợi được sự sáng tạo của các nhà làm phim tư nhân. Tuy nhiên, sự phát triển số lượng tác phẩm lại tỷ lệ nghịch với chiều sâu giá trị của tác phẩm, thiếu vắng tác phẩm mang giá trị nhân văn, thiếu những tác phẩm thật sự xuất sắc, phản ảnh trực diện con người Việt Nam trong đổi mới, hội nhập. “Trong năm 2017, chắc chắn sẽ có các tác phẩm có mang dấu ấn sáng tạo, chiều sâu tư tưởng hơn, phong phú, sống động hơn để điện ảnh vươn lên tầm cao, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại” - ông Đặng Xuân Hải hy vọng. 

Ngoài cánh diều vàng cho hạng mục phim truyện điện ảnh, các Giải Cánh diều Bạc thuộc về các phim “12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy”; “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”. Đạo diễn xuất sắc nhất phim truyện điện ảnh thuộc về đạo diễn Vũ Ngọc Phượng, phim “12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy”. Nữ diễn viên Vũ Phương Anh trong phim “12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy” và Nam diễn viên Hà Hiền trong phim “Sút” đạt Giải Cánh diều Vàng (diễn viên chính xuất sắc nhất phim truyện điện ảnh). 

Ở Hạng mục Phim truyền hình, “Zippo, mù tạt và em” của đạo diễn Trọng Trinh - Bùi Tiến Huy gần như không có đối thủ khi được gọi tên ở hầu hết hạng mục, trong đó có Phim truyền hình, Đạo diễn truyền hình xuất sắc, Quay phim xuất sắc. Diễn viên Hồng Đăng nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc, còn Lã Thanh Huyền với vai Lam trong cùng tác phẩm chia sẻ giải “ảnh hậu” màn ảnh nhỏ với NSƯT Minh Trang của “Chiều ngang qua phố cũ”. Hai hạng mục diễn viên phụ cũng chia đều cho “Zippo, mù tạt và em” và “Chiều ngang qua phố cũ” khi ban tổ chức giải Cánh diều quyết định trao tượng vàng lần lượt cho Minh Hương và NSƯT Công Lý.

Cũng tại lễ trao giải, Cánh diều vàng ở Hạng mục phim tài liệu thuộc về phim “Hai đứa trẻ”, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư. Cánh diều vàng cho Hạng mục phim khoa học thuộc về phim “Một giải pháp chống sói lở biển”, đạo diễn Phùng Ngọc Tú. Bộ phim “Cậu bé ma- no - canh", đạo diễ, nghệ sĩ ưu tú Phạm Hồng Sơn, đoạt giải Cánh diều vàng cho phim hoạt hình xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất. Bên cạnh đó, giải Cánh diều vàng cũng được trao cho: Đạo diễn xuất sắc phim tài liệu, phim khoa học; nữ và nam diễn viên phụ xuất sắc phim truyền hình; biên kịch và đạo diễn xuất sắc nhất cho phim truyện truyền hình; nữ diễn viên phụ xuất sắc hạng mục phim truyện điện ảnh; nhạc sỹ xuất sắc và đạo diễn âm thanh xuất sắc phim truyện điện ảnh; đạo diễn xuất sắc nhất; đạo diễn phim hoạt hình xuất sắc nhất. 

Trước đó, các phim dự giải Cánh diều 2016 được trình chiếu miễn phí phục vụ khán giả thành phố Hồ Chí Minh từ ngày (3-7/4) tại 5 địa điểm: Rạp Cinebox, Cinestar Quốc Thanh, CGV Thảo Điền, BHD, Trung tâm nghiên cứu và dự trữ điện ảnh. Cũng trong dịp này, BTC đã trao giải Cánh diều đặc biệt cho nghệ sĩ nhân dân Trần Phương; đạo diễn, NSND Nguyễn Khắc Lợi vì những đóng góp, cống hiến hết mình cho ngành điện ảnh nước nhà.

HIỀN NGUYỄN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh