CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:47

Rộn ràng sắc màu Tết Chôl – Chnăm – Thmây

oRộn ràng sắc màu tết Chôl – Chnăm – Thmây

Tại 454 điểm chùa ở Nam bộ lúc nào cũng tưng bừng, náo nhiệt, từng đoàn người với những bộ quần áo sặc sỡ, nét mặt vui tươi, trên tay cầm nhang đèn, hoa quả vào chùa.

Những ngày Tết, các phum sóc, các chùa và gia đình càng rộn lên không khí phấn khởi đón mừng. Vào dịp này, du khách từ các tỉnh, thành phố lân cận cũng thường tổ chức các chuyến về thăm và dự Tết cổ truyền cùng đồng bào. Đường đi lại và nhà cửa đều được mọi người dọn dẹp và sửa sang sạch sẽ.Rộn ràng sắc màu tết Chôl – Chnăm – Thmây

Các cổng chào đầu phum sóc, đồng bào còn trang trí cờ hoa, khẩu hiệu rực rỡ để chúc mừng năm mới. Ngoài việc trang hoàng nơi ăn chốn ở, đồng bào còn giúp nhau chuẩn bị gạo nếp xay bột, đậu các loại, lá chuối, lá dừa, tìm kiếm dây buộc, củi đuốc để làm các loại bánh trái như: Num chruk (bánh tét), num tean (bánh ít), num knhậy (bánh gừng), num trom, num tom be (bánh men)...

Các loại bánh này được dùng để cúng trên bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà; dùng làm lễ đi chùa và để tiếp khách trong những ngày Tết tại gia đình.

Rộn ràng sắc màu tết Chôl – Chnăm – ThmâyRộn ràng sắc màu đón Tết cổ truyền người Khmer tại Luông Bassac Bãi Xàu (Sóc Trăng).

Cũng như nhiều lễ hội khác của đồng bào dân tộc Khmer, tết cổ truyền Chôl – Chnăm – Thmây diễn ra chủ yếu tại chùa Khmer. Trong ngày đầu của năm mới, đồng bào Khmer các phum sóc sẽ rủ nhau đến chùa đón lễ hội. Từng dòng người nối đuôi nhau mang theo những lễ vật thành kính tiến bước vào chánh điện. Trong không gian ngập tràn sắc màu Phật giáo, họ được nghe các vị sư tụng kinh cầu phúc lộc, vụ mùa mới gặt hái bội thu.

Rộn ràng sắc màu tết Chôl – Chnăm – ThmâyLễ cầu an trong ngày Tết.

Bằng tấm lòng tôn kính, đồng bào phật tử thực hiện nghi thức đặt bát hội dâng những mâm cơm lên cho các vị sư. Một hoạt động thu hút đông đảo phật tử tham gia là lễ đắp núi cát thể hiện ý nghĩa tích phúc đức mong cầu được điều lành, lộc tài cho con cháu. Đối với các lễ hội Khmer, tôn giáo, tín ngưỡng Phật giáo như hòa quyện vào đời sống của các thiện tín, thể hiện qua truyền thuyết và nghi thức thờ phụng.

Ông Sơn Sal – A cha chùa Luông Bassac Bãi Xàu (thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) cho biết: “Để chuẩn bị Tết Chôl – Chnăm – Thmây, chùa đã trang hoàng lại các công trình, hạng mục, treo cờ xí tạo mỹ quan cho khuôn viên chùa. Tuy là ngày tết lớn nhất trong năm, nhưng chùa chỉ tổ chức với hình thức gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo đầy đủ các lễ nghi, phong tục truyền thống”.

Rộn ràng sắc màu tết Chôl – Chnăm – ThmâyTrò chơi dân gian nhảy bao bố tại chùa Trà Tim (xã Đại Tâm,huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) 

Sau phần lễ, bà con bước vào không khí tưng bừng của ngày tết. Khi đêm xuống, họ đổ xô đến chùa chiêm bái, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Trước sân chùa Luông Bassac Bãi Xàu, những nam thanh, nữ tú cùng tham gia các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố, chuyền chanh…

Ngoài ra, đồng bào Khmer còn được “chiêu đãi” những tiết mục văn nghệ như: múa Rô – băm, apsara và cùng nhảy Lâm – thôn theo tiết tấu rộn rã của dàn nhạc ngũ âm. Tranh thủ lễ hội này, nhiều gian hàng ẩm thực cũng được mở ra trước cổng chùa. Đến đây, mọi người sẽ được thưởng thức những đặc sản ẩm thực của phum sóc như: Cốm dẹp, mắm bò – hóc, bún nước lèo…

Rộn ràng sắc màu tết Chôl – Chnăm – Thmây

Văn nghệ mừng Tết Chôl – Chnăm – Thmây ở chùa Luông Bassac Bãi Xàu (Sóc Trăng).

Còn bà Thạch Thị Sà Sương, ở xã Tài Văn (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) bày tỏ: “Năm nay mùa màng của phum sóc có nhiều khởi sắc, đời sống cũng từng bước được nâng lên, vì vậy ai cũng phấn khởi chuẩn bị hưởng một cái Tết thật đầm ấm, sung túc. Dù có làm ăn ở xa thì các con tôi vẫn quay về nhà để sum họp đón Giao thừa, cùng nhau trải qua những ngày Tết hạnh phúc”.

Còn cựu chiến binh Lâm Sóc, ở xã Phú Tân (huyện Châu Thành, Sóc Trăng) nói: “Tôi đã được chứng kiến nhiều cái Tết của đồng bào Khmer, nhưng trong những năm đổi mới, bà con mới thực sự được đón những cái Tết đầm ấm, hạnh phúc, thắm đượm tình đoàn kết.

Rộn ràng sắc màu tết Chôl – Chnăm – Thmây

Thế hệ con cháu Khmer ngày nay sống không chỉ hiếu thảo mà còn rất trân trọng quá khứ, đạo lý sống. Nếu như, thời chúng tôi đã làm tròn sứ mệnh vì dân tộc bằng việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, thì thời nay, con em đồng bào Khmer một lòng đoàn kết xây dựng cuộc sống văn minh, giàu mạnh...”.

Trong những ngày Tết Chôl – Chnăm – Thmây, không khí ở các phum, sóc, chùa chiền náo nhiệt suốt ngày đêm. Trong thời khắc mở đầu năm mới cổ truyền, là đi trong hương hoa, nghe lời cầu kinh, niệm phật râm ran và được xem các lễ hội dân gian linh đình.

Từ người già đến trẻ đều xênh xang áo mới. Các cô gái mặc sà rông sặc sỡ, tay bưng mâm có tấm lụa vàng phủ các lễ vật cúng phật. Tất cả diễn ra trong khung cảnh thanh bình, no ấm thể hiện cuộc sống mới ngày càng sung túc của người Khmer sông nước Cửu Long.Rộn ràng sắc màu tết Chôl – Chnăm – Thmây

Sau những lễ nghi mang đậm sắc thái tôn giáo tại chùa. Ai cũng tin tưởng rằng năm mới sẽ đem đến thành công, hạnh phúc cho họ hơn năm cũ. Lễ hội vào năm mới của người Khmer ở Nam bộ không chỉ thể hiện quan niệm của con người về chu kỳ vận chuyển của một năm, lấy mùa mưa làm mốc để đánh dấu thời gian.

Mà còn nhằm giáo dục con người về lòng hiếu thảo, về ước mơ hạnh phúc và lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và những người có công đã qua đời. Những nét đẹp truyền thống đậm tính nhân văn trong văn hóa Tết của người Khmer Nam bộ vẫn được đồng bào duy trì, phát triển cho đến ngày nay. 

PHƯƠNG NGHI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh