CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:08

Rộn ràng ngày hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Năm 2016, theo định kỳ, huyện Khoái Châu và Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã đồng ý cho xã Bình Minh và Mễ Sở tổ chức lễ hội Hàng tổng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tưởng nhớ đến công lao mở mang bờ cõi, cứu nhân độ thế của Đức Thánh Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân Tổng Mễ và du khách thập phương về dự hội.

 

Nghi thức rước kiệu tại hội

 

Truyền thuyết về mối lương duyên giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung là thiên tình ca bất tử, vượt qua rào cản trong quan hệ đẳng cấp xã hội thời bấy giờ. Đức thánh Chử Đồng Tử là một trong tứ bất tử trong tâm thức dân gian, được suy tôn là ông tổ nghề thương nghiệp và chế biến thuốc nam.

Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân có công khai phá vùng sình lầy, bãi sậy ven sông Hồng thành làng mạc cho nhân dân sinh sống mà vẫn tồn tại đến ngày nay như các xã Bình Minh, Dạ Trạch…. Sau khi Chử Đồng Tử cùng Nhị vị phu nhân bay về trời, vua Hùng cho nhân dân lập đền thờ để thờ cúng. Đến năm 1984 tiến sỹ Chu Mạnh Trinh đứng ra vận động nhân dân công đức xây dựng, tôn tạo đền Đa Hòa thờ Chử Đồng Tử trên nền ngôi đền cổ.

Nét đặc sắc của lễ hội

Trong những ngày lễ hội diễn ra có rất nhiều hoạt động văn hóa mang đặc trưng của lễ hội vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng như rước nước trên sông Hồng, hát ca trù, thi múa rồng, tổ chức các trò chơi dân gian và đặc sắc nhất là nghi thức rước kiệu Thành hoàng làng của 9 làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hòa.

 

Nghi thức rước nước trên sông Hồng

Cả đoàn kiệu cùng nhau xuống nước dưới sông Hồng thực hiện các nghi lễ rước kiệu, rước rồng, kiệu bay…Rước nước cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đó cũng là tấm lòng thành của nhân dân muốn gửi tới các vị thần đã che chở và bảo vệ nhân dân thoát khỏi thiên tai. 

Thi múa rồng tại hội

Đặc sắc hơn cả dẫn đầu đoàn là các cậu mặc áo quan họ đóng giả gái trang điểm đậm đà, đeo trống vừa múa vừa cười chào hỏi khách xem hội. Lạ thay cũng chẳng ai biết sao lại là con trai giả gái múa hát mà không phải là chính con gái. Chỉ biết một điều là từ ngày xưa đến nay mỗi lần lễ hội thì đã là giả gái, chẳng ai có thể lý giải được.

 

Các cậu giả gái múa dẫn đầu đoàn rước rồng

Cứ như vậy qua bao đời năm nào lễ hội cũng được tổ chức, cứ hai năm một lần thì lại tổ chức to với sự tham gia của Tổng Mễ (9 xã). Mỗi năm thì đều có sự đặc sắc khác nhau nhưng không vì thế mà làm mất đi giá trị truyền thống của lễ hội. Lễ hội cũng là nơi gắn kết yêu thương, là nơi mà khiến người con Hưng Yên mỗi dịp hội đến là trở lại nơi sinh ra, được tham gia được thể hiện lòng tôn thờ của mình tới các vị thần. Khách thập phương xa gần cũng có dịp thăm vùng đất màu mỡ, yên bình Hưng Yên, nơi có những con người thân thiện và hiếu khách. 

ĐỖ DUNG/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh