Rà soát bộ máy hoạt động của DN xuất khẩu lao động
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 17:46 - 01/12/2015
- Rà soát tổng thể các chính sách hỗ trợ người nghèo
- Thanh Hóa: Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở dạy nghề
- Rà soát đối tượng học sinh sinh viên hưởng chính sách nội trú
- Quảng Nam: Gần 95 ngàn trường hợp được rà soát chính sách NCC
- Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó
- Nghệ An: Công khai 40 doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Ảnh minh họa
Trước tình hình trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp rà soát bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại quy định kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH.
Đồng thời, báo cáo Cục về tổ chức bộ máy hoạt động và việc giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho các đầu mối kèm theo Quyết định thành lập, giao nhiệm vụ, ủy quyền/bổ nhiệm người đứng đầu, danh sách trích ngang cán bộ làm việc tại các đầu mối nêu trên; giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh.
Xử lý vi phạm hành chính với mức cao nhất là 40 triệu đồng
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về tuyển chọn, quản lý lao động và chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Các doanh nghiệp không báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động theo yêu cầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không báo cáo đột xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ; các doanh nghiệp không thông báo việc giao nhiệm vụ cho chi nhánh (trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thông báo giao nhiệm vụ cho chi nhánh theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.
Đối với các doanh nghiệp không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu cũng sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt tiền cao nhất là 40 triệu đồng/hành vi vi phạm. Những doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 lần trở lên trong thời hạn 12 tháng sẽ bị đình chỉ hoạt động 6 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.