THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:11

Ra mắt cuốn sách mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý: “Triệu dấu chân qua những cửa ô”

Buổi ra mắt tập du khảo “Triệu dấu chân qua những cửa ô” sẽ diễn ra vào lúc 18h-20h tối thứ sáu, ngày 7/10/2022 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, với sự tham gia của nhà văn Nguyễn Trương Quý và tiến sĩ văn học Phạm Xuân Thạch.

Trieu dau chan qua nhung cua o 2.jpg

Cuốn sách quan sát, trong khoảng một trăm năm qua, những đường đi lối lại của của người Hà Nội, những phương tiện họ sử dụng, những chốn ở và đi quen thuộc cả trong đời thường và trong vọng tưởng. Và trong cuộc đi lại mải miết ấy, theo vòng quay lịch sử, không gian và sự vật đổi thay, kéo theo sự đổi thay của tâm tình người Hà Nội.

Đấy có thể là sự phôi pha của những cửa ô trước sự phát triển của đô thị mới: “Nhưng rồi người Việt cũng mau chóng hấp thụ những hình thái mới, với họ ngã tư và cột đèn trở thành cặp bài trùng mới cho đô thị, thay cho những bến sông và cửa ô. Ngay chính những cửa ô cũng trở thành các ngã tư, ngã năm khi những đoạn tường lũy bị bạt thấp dần trở thành đường đi. Người Hà Nội đã quen với những ngã năm Chợ Dừa, ngã tư Đại Cồ Việt, ngã tư Cầu Dền mà dần quên hình ảnh các cửa ô từng hiện diện cho đến cuối thế kỷ 19. Phạm vi của những khu phố lan dần ra xa hơn những cửa ô, theo những tuyến đường tàu điện về các ngả.”

Hay là nỗi hoài nhớ đượm màu lãng mạn của con người dành cho những chiếc tàu điện đã biến mất vì không còn sự thực dụng: “Tiếng leng keng không thay đổi qua năm tháng đã giúp việc hồi cố chồng lấn hai thời Pháp thuộc và bao cấp. Nó khiến người thời bao cấp và cả hậu bao cấp vẫn như được đồng hội đồng thuyền với người thời Pháp thuộc. Nó mỹ hóa ký ức của họ. Họ nhớ tàu điện là nhớ năm tháng nhọc nhằn, để rồi bồi đắp một ý niệm về vẻ đẹp khổ hạnh mà giờ đây lại thành của hiếm.”

Khi tìm hiểu những không gian, sự vật, sự kiện, nhân vật trong câu chuyện đi lại này, Nguyễn Trương Qúy luôn đào sâu xuống dưới những mô tả bề mặt, những con số khô khan, để đưa ra những nhận xét, phán đoán sâu sắc, thú vị hoặc gây bất ngờ. Điều ấy làm cho cuốn sách một mặt có sức nặng của khảo cứu, mặt khác không thiếu đi sự duyên dáng, nhịp nhàng, thơ mộng của văn chương.

“Triệu dấu chân qua những cửa ô” là cuốn sách đầu tiên vẽ chân dung Hà Nội qua những bước chân đi về. Cuốn sách là một cuộc lãng du chầm chậm theo cả hai chiều không gian - thời gian, hấp dẫn bởi vị sâu lắng ngậm ngùi pha lẫn nét hài hước ý nhị, bởi cho ta nhận thức về việc ta có kết nối gì với quá khứ và vì sao ta ở đây. 

Nhà văn Nguyễn Trương Quý sinh sống tại Hà Nội, tốt nghiệp kiến trúc sư. Hiện, anh viết văn, vẽ tranh, làm đồ họa và truyền thông.

Các cuốn sách đã in: Tự nhiên như người Hà Nội (2004), Ăn phở rất khó thấy ngon (2008), Hà Nội là Hà Nội (2010), Xe máy tiếu ngạo (2011), Còn ai hát về Hà Nội (2013), Dưới cột đèn rót một ấm trà (2013), Mỗi góc phố một người đang sống (2015), Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca (2018), Hà Nội bảo thế là thường (2020)...

Anh từng đạt Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2019.

PHƯƠNG ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh