Hỗ trợ học phí cho lao động nông thôn học nghề thêu thẩm mỹ
- Giáo dục nghề nghiệp
- 22:24 - 16/05/2018
Bà Nguyễn Thị Hằng chụp ảnh lưu niệm với đại diện Ban Phun thêu thẩm mỹ
Theo qui định, Ban Phun thêu thẩm mỹ thuộc Hội Đào tạo – Phát triển Nghề làm đẹp Việt Nam, thuộc Hiệp hội Giáo dục nghề và Nghề công tác xã hội do bà Đặng Thị Xuân Hương, Phó Chủ tịch Hội - Trưởng Ban.
Phát biểu tại Lễ ra mắt Bà Nguyễn Thị Hằng-Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề và Nghề công tác xã hội Viêt Nam cho rằng, Phun thêu thẩm mỹ xuất hiện tại Việt Nam từ nhiều năm trước, các nghệ nhân trong ngành có trình độ, tay nghề cao. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự liên kết trong hoạt động, thiếu tính tổ chức, công tác dạy nghề chưa được chú trọng, thiếu quy trình đào tạo bài bản chuyên sâu về kiến thức cũng như kỹ năng. "Nhận thấy đây là nghề đặc thù có tính chuyên môn cao, bởi liên quan tới trình độ điêu khắc họa tiết trên cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe của người được điêu khắc. Công việc này không chỉ đòi hỏi tính thẩm mỹ mà còn đề cao tính an toàn. Vì vậy, Hiệp hội Giáo dục nghề và Nghề công tác xã hội đã thành lập Ban Phun thêu thẩm mỹ Việt Nam với mục đích đào tạo hội viên giỏi về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, mang lại giá trị cho cộng đồng. Đồng thời, sau khi được thành lập Ban sẽ liên kết với các cơ sở đào tạo được tín nhiệm trong nước và các chương trình liên minh liên kết thông qua các chương trình thăm quan, tập huấn với các tổ chức chuyên môn nghề làm đẹp quốc tế"-bà Hằng thông tin.
Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề và Nghề công tác xã hội Viêt Nam, khi Ban Phun thêu thẩm mỹ Việt Nam ra đời sẽ giúp chuẩn hoá trình độ chuyên môn, bắt kịp với trình độ chuyên môn kỹ thuật với các nước trên thế giới .Bà Nguyễn Thị Hằng cho biết thêm, Ban phun thêu thẩm mỹ Việt Nam sẽ có chính sách hỗ trợ học phí cho lao động ở nông thôn, miền núi khi theo học nghề này.