Quyết liệt cải cách sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của Việt Nam hơn bao giờ hết
- Huyệt vị
- 18:26 - 29/09/2016
Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế có một số dấu hiệu tích cực. Cụ thể, khảo sát về chỉ số PMI của tháng 8 thể hiện lĩnh vực sản xuất của Việt Nam – lĩnh vực thu hút nhiều nguồn vốn FDI nhất - tiếp tục tăng trưởng tháng thứ chín liên tiếp trong bối cảnh một số nước châu Á và hầu hết các nền kinh tế phương Tây đang phải vật lộn để giữ trên mức có tăng trưởng.
Hơn nữa, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn khá mạnh mẽ. Tương tự như vậy, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Theo tổ chức này, kinh tế Việt Nam có hai điều “đáng được hoan nghênh”. Trong đó, sản xuất vẫn đang là lĩnh vực vô cùng quan trọng tại Việt Nam vì đang nhận dòng vốn FDI nhiều nhất. Trong tháng 8, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) của ngành sản xuất đã tăng lên 52,2 điểm, từ 51,9 điểm của tháng trước. PMI tiếp tục tăng trưởng tháng thứ chín liên tiếp rất có ý nghĩa trong bối cảnh một số nước châu Á và hầu hết các nền kinh tế phương Tây đang phải vật lộn để giữ trên mức có tăng trưởng.
Cùng với đó, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn khá mạnh mẽ. Xuất khẩu trong tháng 8/2016 đã tăng 8,0% so với cùng kỳ năm ngoái và nhập khẩu tăng 8,2% so với cùng kỳ. Trong cả hai trường hợp, các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh hơn các lĩnh vực trong nước, giúp thặng dư thương mại tháng 8 gia tăng 572,5 triệu USD, nâng mức thặng dư từ đầu năm đến nay là 2,87 tỷ USD.
Tương tự như vậy, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn bao giờ hết với nguồn vốn FDI tiếp tục chảy đều đặn vào nền kinh tế. Từ đầu năm đến tháng 8, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015. Các lĩnh vực sản xuất và chế biến thu hút dòng vốn FDI lớn nhất chiếm 73% trong tổng số, tiếp theo là bất động sản chiếm 6% và lĩnh vực khoa học và công nghệ chiếm 4,3%.
Tuy nhiên cũng theo HSBC, có những vấn đề cần lưu ý đối với kinh tế Việt Nam. Trong đó, mặc dù lạm phát hiện tại không phải là một mối quan ngại lớn do vẫn được duy trì ở dưới mức mục tiêu 5%, nhưng cũng cần phải theo dõi sát sao chỉ số này vì áp lực giá cả đang ngày càng tăng.
Lạm phát mỗi tháng đều tăng và trong tháng 9 đã đạt mức 3,3%. Trong khi đó, lạm phát cơ bản của tháng 9 cũng tăng đạt mức 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm nhẹ trong tháng 8. Đáng chú ý là giá cả thực phẩm và nhiên liệu đều tăng trong tháng 9. Cùng với đó là chi phí giáo dục gia tăng đáng kể khi nhiều tỉnh thành đã điều chỉnh học phí theo lộ trình.
Mặc dù có những thách thức, nhưng HSBC cho rằng, Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều triển vọng tăng trưởng. Đơn cử như cả nước đã ký nhiều hợp đồng thương mại, bao gồm cả với Hàn Quốc, Nhật Bản, và Liên minh châu Âu. Trong khi đó, hội nhập ASEAN cũng đang được tiến hành. Vì vậy, ngay cả khi thỏa thuận TPP thất bại, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ việc gia tăng thâm nhập vào các thị trường của các đối tác thương mại chính.
Tuy nhiên, tổ chức này nhấn mạnh, cải cách trong nước vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất cho sự tăng trưởng bền vững.
Rõ ràng là còn nhiều thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện rất tốt. Chính phủ đang đặt trọng tâm vào cải cách cơ cấu mà nếu điều này được thực hiện nghiêm túc thì quá trình cải cách này sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của Việt Nam.
Đơn cử, Việt Nam đã cải cách quy trình cổ phần hóa để đem lại sự minh bạch cao hơn về giá thông qua "phương pháp dựng sổ" hay Chính phủ cũng loại bỏ trần sở hữu nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định.
Tóm lại, Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng. Do đó, tuy dư địa nới lỏng chính sách đang bị giới hạn và có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong ngắn hạn nhưng sự tiến triển ổn định về cải cách sẽ giúp Việt Nam duy trì vị trí một trong những quốc gia đi đầu về tăng trưởng ở châu Á.