CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:57

Quyền trẻ em ngày càng được quan tâm

 

100% trẻ em khuyết tật được trợ giúp

Để đạt được những kết quả trên, Sở LĐ-TB&XH Nam Định tham mưu với UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch để triển khai các chương trình cụ thể: Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020; Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch triển khai Tháng hàng động vì trẻ em năm 2016; Kế hoạch về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020...

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trao học bổng cho trẻ em Nam Định.

 

Sở LĐ-TB&XH ban hành 120 văn bản các loại hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phối hợp các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan ban hành các kế hoạch hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện. Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện quyền trẻ em. Đồng thời, trong phạm vi ngành thường xuyên phối hợp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thông qua giao ban và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.

Nhờ đó, năm 2016, tỉnh Nam Định duy trì tỷ lệ 100% trẻ em được đăng ký khai sinh đúng theo quy định của pháp luật; 100% trẻ em khuyết tật được trợ giúp, chăm sóc bằng các hình thức khác nhau được phục hồi chức năng, được chú trọng giáo dục hòa nhập cộng đồng; không có trẻ em nghiện ma túy; giảm số trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc xa gia đình và trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và trẻ em tàn tật được tư vấn, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm.

Đồng thời, mở rộng thêm đối tượng trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, tăng hỗ trợ liên quan đến trợ cấp nuôi dưỡng, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ, qua đó giúp cho nhiều trẻ em có điều kiện hoà nhập cộng đồng.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền tại cộng đồng và trường học bảo vệ các quyền cơ bản cho trẻ em; thực hiện mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng (mô hình phòng, chống trẻ em bị tai nạn thương tích; mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS) qua đó ngăn ngừa, hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Nam Định được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển toàn diện.

 

Trẻ em được nói tiếng nói của mình

Năm 2016, tỉnh Nam Định trợ cấp thường xuyên cho gần 3.000 trẻ em và gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chăm sóc, nuôi dưỡng gần 150 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa và trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Trung tâm dạy nghề trẻ khuyết tật. Có hơn 210.000 trẻ dưới 6 tuổi và 20.110 trẻ em nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Tổ chức tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nhằm giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, góp phần bảo vệ trẻ em một cách toàn diện. Đồng thời, vận động các doanh nghiệp và mạnh thường quân các cấp và các tổ chức quốc tế hỗ trợ gần 300 suất học bổng, xe đạp cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo vượt khó học tốt, trẻ em có nguy cơ bỏ học, góp phần làm giảm tình trạng học sinh phải bỏ học.

Trẻ em được quan tâm, chăm sóc về văn hóa tinh thần với môi trường sống và môi trường giáo dục lành mạnh. Phần lớn gia đình có trẻ em được công nhận là gia đình văn hóa; hệ thống giáo dục trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở được quan tâm, tạo điều kiện học tập và vui chơi trong môi trường thân thiện, không có bạo lực, đảm bảo tất cả mọi trẻ em đều có cơ hội được học tập và phát triển về trí tuệ, thể chất và tinh thần. Những hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của trẻ em đã được tổ chức với sự tham gia tích cực của các cấp các ngành. Trong Tháng hành động vì trẻ em và dịp tết thiếu nhi 1/6, cả 3 cấp đều tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên học tập tốt; tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em, đặc biệt là vào các dịp hè, thu hút gần 300.000 lượt trẻ em tham gia. 

Đặc biệt, đảm bảo quyền tham gia của trẻ em được đưa vào trong các văn bản tham mưu, hướng dẫn tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em; chương trình hành động vì trẻ em; chương trình bảo vệ trẻ em; mô hình phòng, chống trẻ em bị tai nạn thương tích. Toàn tỉnh đã tổ chức gần 200 hoạt động vui chơi cho trẻ em với nhiều hình thức đa dạng như: Tổ chức hội thi; tổ chức diễn đàn, 50 buổi nói chuyện truyền thống; 75 buổi thăm quan tại bảo tàng, chiếu phim cho hơn về truyền thống vẻ vang của Đảng, dân tộc, biển đảo, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”…

Đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức

Để đạt được kết quả trên, tỉnh Nam Định đã đồng loạt triển khai nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ. Một trong những ưu tiên hàng đầu là công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em. Theo đó, 100% cán bộ cấp huyện, xã và 229 cán bộ kiêm nhiệm chi hội trưởng chi hội phụ nữ, dân số gia đình và trẻ em được tập huấn, nâng cao trình độ.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

 

Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại các huyện, Nam Định tổ chức hoạt động tư vấn tại cộng đồng cho trẻ em, cha mẹ/người chăm sóc trẻ tại địa phương. Tổ chức tư vấn, trợ giúp cho cha mẹ và trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế và các phúc lợi xã hội khi có nhu cầu; đặc biệt là tư vấn trị liệu về tâm lý, thể chất cho trẻ em có HCĐB. Hoạt động trọng tâm được tổ chức tại 5 xã của huyện Vụ Bản và 3 xã thuộc huyện Ý Yên.

Xây dựng và triển khai mô hình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em thuộc 4 xã ở huyện Giao Thủy, Trực Ninh: Tổ chức tập huấn cho hơn 100 cán bộ ban chỉ đạo cấp huyện, xã và cộng tác viên tham gia mô hình; tổ chức nói chuyện chuyên đề cho hơn 1.000 trẻ em và cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ; Hướng dẫn địa phương xây dựng mô hình: Tuyên truyền hơn 100 buổi trên hệ thống loa phát thanh, xây dựng 120 điểm an toàn cho trẻ: rào chắn, biển báo an toàn… hỗ trợ 140 áo phao, 140 mũ bảo hiểm cho trẻ em; hướng dẫn các kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích đối với trẻ em; in và cấp phát 110 cuốn tài liệu, 4.000 tài liệu hướng dẫn bơi lội và cấp cứu người bị đuối nước, 8.000 tờ rơi và 6.000 tờ cam kết. Duy trì hoạt động mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Ông Hoàng Đức Trọng cũng cho biết: Năm 2016, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã vận động được hơn 3.700 triệu đồng, trong đó: Cấp tỉnh 1.660 triệu đồng, cấp huyện 1.100 triệu đồng, cấp xã 950 triệu đồng. Bằng nguồn Quỹ BTTE tỉnh Nam Định vận động được, đã cấp 188 suất học bổng, tặng 70 xe đạp cho 228 trẻ em mồ côi, trẻ em có HCĐB khó khăn vượt khó vươn lên học tốt; Phối hợp với bệnh viện và các nhà tài trợ tổ chức phẫu thuật cho 14 trẻ em bị khuyết tật vùng hàm mặt, 12 trẻ em bị khuyết tật vận động, 8 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, trao quà và hỗ trợ viện phí cho 60 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

VÂN KHÁNH - MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh