Quy đinh về nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam
- Bài thuốc hay
- 15:24 - 01/03/2019
Trả lời:
Ngày 18 tháng 06 năm 2015, Chính phủ ban hànhNghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó có một số nội dung cần lưu ý như sau:
- Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này thì về đối tượng áp dụng thì nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Tại Khoản 8, Khoản 10 và Khoản 13 Điều 2 về giải thích từ ngữ thì:
+ Giấy phép hoạt động xây dựng là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ;
+ Văn phòng điều hành là văn phòng của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động tại địa phương có công trình xây dựng để thực hiện nhiệm vụ nhận thầu sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Văn phòng điều hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng và giải thể khi hết hiệu lực của hợp đồng.
- Tại Điều 70 Nghị định này về nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài
+ Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng;
+ Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
- Tại Điều 71 về điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng:
+ Nhà thầu nước ngoài tham gia các hoạt động xây dựng quy định phải công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng theo phân cấp;
+ Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo điều kiện đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu;
+ Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau: Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư; Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
+ Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện;
+ Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
Tóm lại, nhà thầu thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
Chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng.
Người nước ngoài làm việc cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về xuất - nhập cảnh, đăng ký tạm trú hoặc thường trú và đăng ký để được cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.