THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:01

Quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn

Theo đó, 4 khía cạnh được các quốc gia, các tổ chức quốc tế đánh giá cao: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn; hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; nội luật hóa và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của Công ước; xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất và định kỳ về thực hiện Công ước chống tra tấn.

Việt Nam hoàn tất các thủ tục và nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc ngày 5/2/2015 và trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước vào ngày 7/3/2015.

Việt Nam hoàn tất các thủ tục và nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc ngày 5/2/2015 và trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước vào ngày 7/3/2015.

Cũng theo Đại tá, PGS, TS Trần Nguyên Quân, kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Công ước CAT, Việt Nam đã tích cực tổ chức hàng chục hoạt động hợp tác với đối tác nước ngoài trong phổ biến, hướng dẫn kỹ năng giảng dạy và nội dung Công ước, góp phần tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức của Việt Nam, đặc biệt là lực lượng công an trong thực thi Công ước chống tra tấn.

Đáng chú ý, Bộ Công an đã phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Học viện Clingendael và các cơ quan liên quan tổ chức 10 khóa tập huấn, mỗi khóa 2 lớp cho hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác điều tra, thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, các báo cáo viên pháp luật, các giảng viên trong Trường Công an nhân dân. Mục tiêu sau khi kết thúc các khóa tập huấn này, các cán bộ, chiến sĩ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng công an nhân dân; phối hợp với UNDP Việt Nam, Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền Công ước CAT trên các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam như Phú Thọ, Sa Pa, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế.

Cùng với các hoạt động hợp tác quốc tế, Việt Nam đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền con người và chống tra tấn. Ngày 12/1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Trên cơ sở Đề án tuyên truyền của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và 63 địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành các đề án tuyên truyền; biên soạn, phát hành, đăng tải hàng chục cuốn sách, tài liệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình.

Trong đó, đáng chú ý, năm 2019, Bộ Công an đã phát hành cuốn sách với tựa đề “Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn” và cấp phát 10.000 cuốn cho các bộ, ngành, địa phương; phối hợp phát sóng phim tài liệu về thực hiện Công ước chống tra tấn ở Việt Nam trên kênh truyền hình quốc gia VTV1.

Năm 2020, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Cuộc thi video tuyên truyền Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn với 2530 tác phẩm dự thi và các hoạt động tuyên truyền thông qua sân khấu hóa. Tỉnh Tây Ninh chủ động biên soạn tài liệu “Hỏi - đáp Công ước chống tra tấn và các văn bản pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” và đăng tải lên Trang tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tây Ninh, đồng thời tổ chức 2 cuộc thi viết tìm hiểu về Đề án tuyên truyền Công ước chống tra tấn của Thủ tướng Chính phủ với khoảng 3.000 lượt bài tham gia.

Cùng với các hoạt động tuyên truyền, các cơ quan Nhà nước của Việt Nam đã tích cực, chủ động sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hàng loạt quy định pháp luật trong nước để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của Công ước chống tra tấn cũng như đặt ra những trách nhiệm, nghĩa vụ cao hơn cho lực lượng thực thi pháp luật.

Một trong những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc ngăn ngừa các hành vi tra tấn là triển khai lắp đặt, khai thác, sử dụng ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can nói riêng và trong quá trình tố tụng hình sự nói chung.

Trên cơ sở các thay đổi về văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã khẩn trương tổ chức triển khai áp dụng các quy định này, qua góp phần bảo đảm tốt hơn quyền của người dân nói chung và quyền của những người có nguy cơ bị tra tấn nói riêng cũng như nâng cao trách nhiệm của các cán bộ thực thi công quyền, từ đó, góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tra tấn.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số để quản trị tốt quốc gia nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp; cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng truy cập ở khắp mọi nơi; thực hiện một Chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh