THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 09:10

Quảng Ninh: Ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đặc biệt khó khăn

Theo đó, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Quảng Ninh ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.

Quảng Ninh: Ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đặc biệt khó khăn - Ảnh 1.

Ông Đặng Văn Nam (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) tình nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Đồng thời, giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và giải quyết đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đang thiếu đất sản xuất. Kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa được hỗ trợ đất sản xuất và có chính sách giải quyết tình trạng di dân không theo quy hoạch ở một số địa phương.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh, kết quả đạt được Chương trình 135 (dự án 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020) đã đạt được kết quả tích cực. Tỉnh đã chủ động cân đối, tập trung bố trị nguồn lực với cơ chế cao hơn bình quân chung của cả nước (khoảng hơn 7 lần) để thực hiện Chương trình. Đặc biệt, UBND tỉnh tăng cường phân cấp, trao quyền, phát huy tối đa vai trò chủ động của các địa phương, cơ sở trong thực hiện Chương trình. Các sở, ngành, địa phương liên quan đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 135, Đề án 196 với giải pháp, lộ trình cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.

Với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình 135, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động, sáng tạo trong tham mưu triển khai thực hiện Chương trình, nhất là việc tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo, ban hành và thực hiện Đề án 196, với cơ chế, nguồn lực, lộ trình, giải pháp cụ thể để đạt mục tiêu đến năm 2020 đưa tất cả các xã, thôn ĐBKK của tỉnh ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135.

Cùng với đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 16/8/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQCP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về "Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; giao các sở, ngành chức năng cụ thể hóa để triển khai thực hiện. Đồng thời, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (thông qua thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miên núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg)

Đến nay, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ đất ở cho 101 hộ, với diện tích 0,577 ha. Trong đó, hỗ trợ trực tiếp bằng đất cho 4 hộ, hỗ trợ bằng tiền cho 97 hộ. Chính sách hỗ trợ đất ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo tại các xã, thôn, bản ĐBKK của tỉnh là đúng đối tượng, đã góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người dân, là cơ sở để từng bước giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, việc hỗ trợ đất ở cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các địa phương hầu hết chưa có quy hoạch đất ở cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quỹ đất sạch để hỗ trợ cho các đối tượng hầu như không có. Bên cạnh đó, các thủ tục chuyển đổi đất ở lại rườm rà gây tâm lý ngại ngùng cho đồng bào mà các địa phương chưa khắc phục được.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho 41 hộ thực hiện chuyển nhượng đất sản xuất cho với số vốn 0,73 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách 0,655 tỷ đồng, vốn vay 0,175 tỷ đồng. Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 604 hộ thiếu đất với số vốn 6,315 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách 3,58 tỷ đồng, vốn vay 2,735 tỷ đồng.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh