THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:22

Quảng Ninh luôn chú trọng công tác phòng, chống các tện nạn xã hội, trong đó có tệ nạn mại dâm

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh, tính đến giữa năm 2021, toàn tỉnh có gần 2.800 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, dễ phát sinh tệ nạn mạiQuản, trong đó: cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú 1.677 cơ sở; cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke, Massage 609 cơ sở; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường 05 cơ sở; cơ sở kinh doanh các loại hình khác (quán bia, nhà hàng ăn uống, quán cà phê, cắt tóc, gội đầu thư giãn,...) 440 cơ sở với gần 4500 nhân viên, một nửa trong số đó là người ngoại tỉnh, nữ giới gần 3.000 người, trong đó 224 nhân viên nữ dưới 18 tuổi. Theo ước tính, trên địa bàn tỉnh có gần 400 người hoạt động bán dâm.

Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng với việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, một số đối tượng, ngoài việc lợi dụng các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, karaoke, massage... để hoạt động trá hình, tiếp tục chuyển sang hoạt động lén lút với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, như chào gọi, môi giới qua mạng internet, zalo, facebook..., nhằm trốn tránh các lực lượng chức năng để mua, bán dâm khi có điều kiện.

Để góp phần giảm thiểu những tác hại của hoạt động mại dâm đến đời sống xã hội, trong những năm qua, Quảng Ninh đã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm; đấu tranh triệt phá các tụ điểm mại dâm; đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành thông qua hoạt động của Đội 178; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người trở về cộng đồng và xây dựng và duy trì các mô hình hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

Đồng chí Nguyễn Hoài  Sơn - Giám đốc Sở LĐ - TB&XH trao thẻ kiểm tra cho các thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 (tháng 5/2021).

Đồng chí Nguyễn Hoài Sơn - Giám đốc Sở LĐ - TB&XH trao thẻ kiểm tra cho các thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 (tháng 5/2021).

Về đấu tranh phòng ngừa và triệt phá tệ nạn mại dâm, trong 6 tháng đầu năm 2021, công an toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 7 vụ/23 đối tượng hoạt động mại dâm (giảm 2 vụ, tăng 8 đối tượng so với cùng kỳ năm 2020); thu giữ nhiều vật chứng liên quan đến hoạt động mạihiện; đồng thời đã khởi tố 7 vụ/10 bị can (6 chủ chứa, 4 môi giới); 13 đối tượng còn lại là người mua, bán dâm bị xử lý hành chính.

Tỉnh cũng không ngừng nâng cao vai trò của Đội kiểm tra liên ngành 178. Đầu năm 2021, Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mới Quy chế hoạt động và Quyết định kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành 178 với 16 thành viên đại diện các Sở, ngành của tỉnh: LĐ-TB&XH, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Y tế, Công an tỉnh, trong đó Đội trưởng Đội 178 là đồng chí Phó Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; các Đội phó là Lãnh đạo phòng Phòng chống tệ nạn xã hội, Sở LĐ-TB&XH và phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh. Đội 178 đang có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, phúc tra việc thực hiện kiến nghị tại một số cơ sở đã được kiểm tra những năm trước; kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp biến nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Quảng Ninh rất tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm

Quảng Ninh rất tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm

Về xây dựng các mô hình hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng, mặc dù đã hết thời gian thực hiện thí điểm và chưa có hướng dẫn mới của Trung ương nhưng đến nay Quảng Ninh vẫn duy trì hoạt động 3 mô hình: (1) “Hỗ trợ tăng cường năng lực của nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, Câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng chống bạo lực giới” với các hoạt động hỗ trợ thông qua hoạt động của 3 nhóm đồng đẳng ở 3 thành phố: Nhóm Hạ Long Xanh, Câu lạc bộ Chúng tôi là phụ nữ Cẩm Phả, Câu lạc bộ Chúng tôi là phụ nữ Uông Bí. (2) Mô hình “Cung cấp dịch vụ cho người bán dâm tại cộng đồng” tại thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả. (3) Mô hình “Hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh, các mô hình nêu trên đã giúp người bán dâm có thể chuyển đổi nghề hoặc giảm tần suất, có việc làm, thu nhập ổn định; đảm bảo những quyền cơ bản của người bán dâm, người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm. Đồng thời giúp họ tiếp cận các dịch vụ xã hội, trợ giúp pháp lý, tư vấn tâm lý, y tế, gắn với thực hiện các chính sách của tỉnh theo chương trình giảm nghèo, học nghề, vay vốn tạo việc làm, tạo thu nhập… Từ đó góp phần giảm thiểu những tác hại của hoạt động mại dâm đến đời sống xã hội, thực hiện có hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện để những người lầm lỗi, trong đó có người bán dâm trở về địa phương có cơ hội về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sớm ổn định cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm, tự ti, tái hòa nhập cộng đồng bền vững; góp phần hiệu quả trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch số 104/KH-UBND về đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lầm lỗi giai đoạn 2021 - 2025, trong đó người bán dâm với mục tiêu đến năm 2025, 100% người lầm lỗi có nhu cầu đều được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; đảm bảo 100% đối tượng nếu có nhu cầu học nghề để nâng cao trình độ tay nghề đều được hỗ trợ theo quy định; được hỗ trợ trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, vay vốn, tạo việc làm.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì tham mưu việc lồng ghép, tích hợp các hoạt động hỗ trợ cho đối tượng người lầm lỗi vào trong Kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm hằng năm của tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung: tuyên truyền, giáo dục; tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp; triển khai các chính sách về giáo dục nghề nghiệp của Nhà nước và của tỉnh Quảng Ninh; xây dựng, nhân rộng các mô hình về phòng, chống tệ nạn xã hội, tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, vay vốn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lầm lỗi.

Cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội, hành chính, hình sự trong công tác này.

Với những giải pháp đồng bộ nêu trên, tin rằng công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm, tạo môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, an toàn, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của tỉnh.

THÙY HƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh