THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 02:15

Quảng Ngãi: Vì sao thủy điện Sơn Tây chậm tiến độ!

 

Cụ thể, bà Hà (Trú tại Phường Quảng Phú-TP Quảng Ngãi) đã yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên năng lượng Sovico – Quảng Ngãi (Công ty Sovico Quảng Ngãi) đền bù 25 tỷ đồng cho 4,3 ha đất mà bà Hà đang giữ sổ đỏ, tương đương với khoảng 5,8 tỷ/ha đất. Nếu tính theo giá thị trường thì vị trí đất này có giá là từ 30 – 50 triệu đồng/ha; như vậy số tiền bà Huỳnh Thị Hà đòi đền bù gấp hơn 100 lần so với giá thị trường.

Công ty Sovico Quảng Ngãi đầu tư 612 tỷ để xây dựng dự án thủy điện Sơn Tân thuộc địa phận xã Sơn Mùa và Sơn Dung, huyện Sơn Tây và được khởi công tháng 8/2016 (dự kiến hoàn thành và đưa vào phát điện Quý IV/2018). Để thực hiện dự án thủy điện này, đơn vị chủ đầu tư đã chi trả 14 tỷ đồng để đền bù cho 88/91 hộ dân với tổng diện tích là 39,6/43,9 ha. 

“Tùy theo từng vị trí đất và tài sản trên đất, số tiền đền bù sẽ khác nhau nhưng trung bình mỗi hecta đất người dân sẽ được đền bù với mức trung bình là khoảng 175 triệu đồng. Với mức giá này so với giá trị đất của thị trường là cao hơn gấp 3 lần. Để có sự thống nhất, đồng thuận này, Công ty đã tiến hành họp dân dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương. Ông Triệu Tiến Dũng – Tổng giám đốc Công ty Sovico Quảng Ngãi cho biết.

 

Ông Triệu Tiến Dũng chỉ tay về vai trái của thân đập, nơi xảy ra tranh chấp trong đền bù.

Ông Triệu Tiến Dũng chỉ tay về vai trái của thân đập, nơi xảy ra tranh chấp trong đền bù.

 

Trong quá trình thi công, chủ đầu tư bị vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng do việc tranh chấp đất đai. Cụ thể bà Huỳnh Thị Hà (nhà đầu tư) mua lại đất (4,3 ha) của 3 hộ dân gồm: ông Đinh Văn Sút (2 ha), Đinh Văn Rỡi (1,1 ha) và Đinh Văn Nâng (1,2 ha) đều ở xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây vào năm 2016, sau khi biết UBND tỉnh đã có chủ trương cho xây dựng thủy điện Sơn Tây tại vị trí trên (UBND tỉnh Quảng Ngãi có quyết định chủ trương đầu tư lần đầu vào năm 2009). Tuy nhiên, qua xác minh ban đầu, bà Hà chỉ trình được giấy tờ mua bán đất (giấy viết tay) với 3 hộ dân và vẫn chưa thực hiện thay tên chủ sở hữu của 4,3 ha đất này. Hiện tại, người thân của 3 hộ bán đất cho bà Hà đang khiếu kiện với tòa án nhân dân huyện Sơn Tây họ cho rằng bà Hà lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân tộc để mua đất chờ đền bù, để trục lợi từ phần đất tranh chấp nằm ở vị trí vai trái đập dâng trên địa bàn xã Sơn Mùa.  Đây là một trong các hạng mục đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp đến tiến độ hoàn thành, đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Đại diện phía công ty cho hay, theo qui định luật đất đai năm 2013, việc đền bù sẽ là sự thỏa thuận của chủ đầu tư với người dân. Tuy nhiên, việc bà Hà đưa ra mức giá quá cao đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi công của đơn vị và gây thiệt hại nặng về kinh tế. Và gây bất ổn về an ninh, xã hội của địa phương vì các hộ đã thống nhất được nhận đền bù trước đó đang có tâm lý tiếc vì giá đền bù quá chênh lệch so với yêu cầu của bà Hà. 

Hiện tại, toàn bộ công trình đã được xây dựng với khoảng 70% tiến độ thi công (khoảng 400 tỷ đồng). Riêng phần vai đập trái (nơi có đất chưa thỏa thuận được với bà Hà) phải dừng lại vì gặp sự phản đối bên phía bà Hà. Để hạn chế thiệt hại, đơn vị thi công phải tiến hành thực hiện các hạng mục thi công khác và chờ đợi. Dưới sự đòi hỏi quá vô lý của bà Hà, Công ty đã nhiều lần gửi văn bản “kêu cứu” chính quyền huyện và cả tỉnh Quảng Ngãi.

 

Phần vai trái của thân đập đang thi công dở dang.

Phần vai trái của thân đập đang thi công dở dang.

 

Trước vụ việc này, Bí thư huyện ủy Sơn Tây, ông Đinh Kà Để cùng lãnh đạo huyện cũng đã tiến hành nhiều lần đối thoại, vận động với bà Hà nhưng bất thành.

Trong khi chờ các cấp thẩm quyền giải quyết, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công dự án thủy điện Sơn Tân đang hàng ngày phải đối mặt bài toán tiến độ thi công, thậm chí nguy cơ phải bỏ phí 400 tỷ đồng, giá trị các hạng mục đã thi công nếu không thương lượng được với bà Huỳnh Thị Hà.

Đông Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh