THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:55

Quảng Ngãi: Khi thầy Tây "cầm tay chỉ việc"!

Chúng tôi có mặt tại xưởng thực hành Khoa Động lực của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, nơi đang giảng dạy 2 nghề là Nghề vận hành thiết bị chế biến dầu khí và nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí được chuyển giao từ Đức để tham dự một tiết dự giờ của chuyên gia nước ngoài.

Đúng 8h30 phút, ông Lothar Rosowsky xuất hiện cùng phiên dịch và các giảng viên đã được đào tạo tại Đức. Trái với trang phục đơn giản của ông là quần Jaen, áo phông, ông chuyên gia người Đức quan sát ngay nền nhà của xưởng thực hành với hàm ý muốn kiểm tra công tác vệ sinh. Sau đó ông nhìn khắp một lượt các học viên đang thực hành tại xưởng. 

Quảng Ngãi: Khi thầy Tây "cầm tay chỉ việc"! - Ảnh 2.

ông Lothar Rosowsky hướng dẫn học viên nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí.

Việc đầu tiên vị chuyên gia này quan sát là trang phục, giày dép của học viên. Học sinh sắn tay áo đứng trước máy tiện, ông liền ra hiệu phải kéo tay áo xuống, gài cúc tay áo cẩn thận. Với học viên nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí đứng trước máy tiện phải luôn đeo kính chuyên dụng, tháo đồng đeo tay ra. 

Các bạn sẽ không thể làm ra những sản phẩm tốt, có chất lượng, nếu không quan tâm đến bản thân mình. Đồ bảo hộ lao động và an toàn lao động luôn phải được đặt lên hàng đầu. Các bạn phải luôn luôn ghi nhờ rằng chúng ta đang làm ra những sản phẩm chất lượng nhất, với tinh thần làm việc tốt nhất và vật dụng xung quanh chúng ta phải luôn an toàn, sạch sẽ.

Ông Lothar Rosowsky-Chuyên gia người Đức.

Quảng Ngãi: Khi thầy Tây "cầm tay chỉ việc"! - Ảnh 4.

Ông Lothar Rosowsky dặn dò tỉ mỉ các công đoạn cần thiết trước khi vận hành máy móc.

Giảng viên Võ Văn Vui là 1 trong 8 giảng viên của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất được cử đi đào tạo tại Đức với thời hạn 5 tháng cho biết: "Điều đầu tiên mà các chuyên gia Đức gửi đến các học viên là tác phong công nghiệp. Đi làm, đi học phải đúng giờ, trang phục gọn gàng, đồ bảo hộ lao động đầy đủ, kiểm tra đồ nghề trước khi vận hành máy móc, thiết bị, không được sao nhãng. Nếu bị phát hiện thiếu một trong những điều kiện trên, học viên hoặc người lao động sẽ được mời ra khỏi lớp hoặc nhà xưởng. Với người Đức, kỷ luật phải được đưa lên hàng đầu. Với họ, người giỏi chưa chắc được trọng dụng bằng người làm việc có kỷ luật". 

Năm 2019, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất được đào tạo thí điểm 2 nghề: nghề Vận hành thiết bị chế biến dầu khí và nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí. Đây là những nghề rất cần cho phục vụ nhu cầu cho các dự án trọng điểm của quốc gia về dầu khí cũng như phát triển công nghiệp của Dung Quất và cả nước.

Sau thời gian tuyển chọn từ số sinh viên đang học tại Trường, đến nay Trường đã có đủ 16 sinh viên nghề Vận hành thiết bị chế biến dầu khí và 16 sinh viên nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí để đào tạo cao đẳng chất lượng cao cấp độ quốc tế theo Chương trình chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là các sinh viên năm thứ nhất của Trường có chất lượng đầu vào tốt. 

Quảng Ngãi: Khi thầy Tây "cầm tay chỉ việc"! - Ảnh 5.

Ông Lothar Rosowsky "Cầm tay chỉ việc" cho một học viên.

Theo TS. Nguyễn Hồng Tây-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất: "Hệ thống đào tạo nghề "kép" của Đức là học lý thuyết, kỹ năng ở trung tâm đào tạo và thực hành ở doanh nghiệp trong suốt thời gian học nghề từ 3-3,5 năm, tùy theo nghề học. Tuy nhiên, ngay cả việc học lý thuyết cũng được tiến hành trên các module thật hoặc bài giảng 3D trên màn hình chứ không phải học chay. Học theo mô hình này, chương trình đào tạo hơn 6.000 giờ (trong khi đó chương trình cao đẳng Việt Nam thì chỉ khoảng 3.000 giờ), SV học 30-40% chương trình lý thuyết ở Trường và 60-70% thực hành ở doanh nghiệp".

ĐÔNG HẢI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh