Quảng Nam: Thi hành án dân sự 10.262 việc, với số tiền hơn 4.914 tỷ đồng
- Pháp luật
- 09:11 - 29/12/2022
- Quảng Nam đón gần 4,8 triệu lượt khách tham quan, du lịch năm 2022
- Huyện Duy Xuyên (Quảng Nam): Giảm 110 hộ nghèo trong năm 2022
- Huyện Bắc Trà My (Quảng Nam): Công tác giảm nghèo đạt và vượt chỉ tiêu được giao
- Quảng Nam dành hơn 76 tỷ đồng tặng quà Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023 cho đối tượng chính sách, người có công
Trong năm 2022, Cục THADS tỉnh Quảng Nam đã giải quyết là 10.262 việc, thi hành là 10.056 việc, số thi hành xong là 6.545 việc, vượt 2,1% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao THADS giao.
Về tiền, tổng số giải quyết hơn 4.914 tỷ đồng, tăng hơn 2.557 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số phải thi hành hơn 4.879 tỷ đồng; trong đó, số có điều kiện thi hành hơn 577 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng số phải thi hành; số chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) là hơn 4.001 tỷ đồng, chiếm 82% tổng số phải thi hành; còn lại là các trường hợp khác. Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong hơn 335 tỷ đồng; đạt tỷ lệ 58,10%, vượt 18% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là 40,1%. Số tiền chuyển kỳ sau hơn 4.544 tỷ đồng, tăng hơn 3.148 tỷ đồng (tăng 225,7%) so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đánh giá của ông Lê Văn Chương, Cục trưởng THADS tỉnh Quảng Nam, trong năm 2022, Cục THADS triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác THADS, theo dõi THAHC năm 2022 trong giai đoạn có nhiều biến động, cả nước chịu ảnh hưởng về mọi mặt do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, được sự quan tâm của ngành cấp trên và Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác tổ chức thi hành án, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến bàn giao đất rừng, các vụ việc liên quan đến các bản án hình sự về kinh tế, tham nhũng cùng với tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức yêu ngành, yêu nghề, trong năm 2022, toàn ngành đã đoàn kết, nỗ lực đạt và vượt chỉ tiêu giao cả về việc (việc đạt 84,57%, vượt chỉ tiêu giao là 2,1%) và tiền (tiền đạt 58,1%, vượt chỉ tiêu giao là 18%).
Lãnh đạo Cục luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành theo phương châm hướng về cơ sở gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, thay đổi cách thức, phương thức làm việc trong điều kiện mới; tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, giữ vững đoàn kết nội bộ, chủ động nắm bắt tình hình, tích cực chỉ đạo 18 Chi cục THADS trực thuộc triển khai thực hiện công tác tổ chức thi hành án ngay từ đầu năm; chú trọng công tác đào tạo trình độ chuyên môn, chính trị cho đội ngũ công chức; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cơ bản được trang bị đầy đủ; công tác tiếp công dân được quan tâm thường xuyên, các đơn thư khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục; công tác hướng dẫn nghiệp vụ THADS mang lại hiệu quả cao và kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các Chi cục; công tác tài chính kế toán đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, phục vụ tốt cho hoạt động chuyên môn; công tác tổ chức đang được kiểm tra, rà soát toàn diện, kịp thời khắc phục những thiếu sót trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác THADS vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, kết quả thi hành án còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, đặc biệt là đối với các vụ liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng, các vụ việc liên quan đến các tội phạm về tham nhũng, kinh tế; chất lượng đội ngũ công chức chưa đồng đều, công tác phối hợp đôi lúc còn chưa được kịp thời; công tác tổ chức cán bộ, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, biệt phái, quy hoạch đã được Chi ủy Chi bộ, Lãnh đạo Cục chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, nguồn lực tương đối mỏng, đang trong giai đoạn kiện toàn về điều kiện, tiêu chuẩn do đó gây khó khăn trong công tác bổ nhiệm, quy hoạch.
Về mặt tồn tại, hạn chế, ông Lê Văn Chương chỉ rõ, trong năm 2022, toàn ngành đã đạt, vượt chỉ tiêu được giao. Đây là sự cố gắng, phấn đấu nỗ lực chung của toàn thể công chức, người lao động. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, công tác THADS vẫn còn tồn tại, hạn chế như: Các vụ việc có giá trị lớn nhất là những vụ việc liên quan đến án tín dụng ngân hàng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Việc thi hành án liên quan đến đất rừng phát sinh nhiều tuy nhiên việc bàn giao đất rất khó khăn và gặp phải sự chống đối quyết liệt từ các hộ dân. Kết quả thi hành án đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, người phải thi hành án chấp hành xong hình phạt tù, số tiền, tài sản phải thu hồi trong các bản án kinh tế tham nhũng rất thấp, công tác xác minh, phân loại án và một số các thủ tục về THADS chưa được kịp thời, công tác phối hợp tiếp nhận, xử lý tang tài vật còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân về chủ quan là do một số quy định của pháp luật chưa hoàn thiện, dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản, đặc biệt là trong xử lý tài sản liên quan đến các dự án; việc tiếp cận, nghiên cứu văn bản chưa kịp thời dẫn đến lúng túng khi áp dụng; công tác rà soát, phân loại, xác minh thi hành án đôi lúc chưa kịp thời, chưa đảm bảo quy định; công tác theo dõi THAHC còn nhiều bất cập về cơ chế tổ chức cũng như sự phối hợp, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức thi hành. Về khách quan, nhận thức pháp luật của các đương sự, nhất là người phải thi hành án còn hạn chế, có dấu hiệu tiếp tay, kích động của một bộ phận cán bộ đối với các trường hợp bàn giao đất, nhất là các vụ việc bàn giao đất rừng; đồng thời còn nặng tâm lý chây ì, lẩn tránh, khiếu nại, khiếu kiện, để kéo dài thời gian thi hành án, đặc biệt là ở các vụ án về tranh chấp tài sản; người phải thi hành án không có tài sản hoặc có nhưng giá trị chỉ đủ thanh toán chi phí cưỡng chế.
Một trong những giải pháp trọng tâm trong năm 2023 mà Cục THADS tỉnh Quảng Nam đề ra về hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch là: Tập trung xây dựng, kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ, kiện toàn đội ngũ Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính; phát huy dân chủ và sức mạnh tập thể. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, phân công, bố trí công chức theo Đề án vị trí việc làm.