Quảng Nam: 1507 lao động được đào tạo nghề, tạo việc làm
- Bài thuốc hay
- 18:30 - 08/12/2017
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu (thứ tư từ phải qua) chứng kiến Lễ ký HĐ tiếp nhận lao động của DN và cơ sở GDNN.
Bên cạnh đó, Sở đã hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện cơ chế, giao chỉ tiêu tuyển lao động học nghề may năm 2017 cho các địa phương, phân công các cơ sở GNNN đứng điểm địa bàn để phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm cho NLĐ. Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Cơ chế đợt 1/2017 (Quyết định số 1606/QĐ-UBND ngày 9/5/2017), với tổng kinh phí 5,928 tỉ đồng. Tham mưu UBND tỉnh bổ sung 8 nghề mới được hỗ trợ gồm: May giày da, may dân dụng, sửa chữa máy may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật pha chế đồ uống, nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ lễ tân. Tổ chức các đoàn công tác đến làm việc về tình hình triển khai thực hiện tại 9 địa phương: Tây Giang, Đông Giang, Nông Sơn, Thăng Bình, Điện Bàn, Quế Sơn, Đại Lộc, Nam Trà My, Bắc Trà My.
Sau 1 năm triển khai thực hiện QĐ 3577, đến nay có tổng cộng 1.507 người tham gia học nghề (trong đó, 789 người đồng bào dân tộc thiểu số); hoàn thành đào tạo 968/995 LĐ (trong đó, 516/542 người dân tộc thiểu số); số LĐ hiện đang làm việc tại doanh nghiệp là 741/799 LĐ được bàn giao cho doanh nghiệp (trong đó, 430/488 người dân tộc thiểu số); 308 LĐ được đóng BHXH. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực tham gia chương trình và thực hiện có hiệu quả, đem lại niềm tin cho NLĐ như: Cty Cổ phần thời trang Nguồn lực; Cty Vast apprel Việt Nam; Cty TNHH MTV Germton; Cty TNHH may Huy Hoàng II; Cty Vina Kad…
15/18 địa phương đã có NLĐ tham gia học nghề theo Cơ chế hỗ trợ là: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn và Điện Bàn. Trong đó, 10 địa phương đã trực tiếp ký hợp đồng đào tạo gồm: Tiên Phước, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Hiệp Đức, Núi Thành, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn và Điện Bàn với tổng số 558 LĐ; Sở LĐ-TB&XH ký hợp đồng đào tạo với 710 LĐ. 9 cơ sở GDNN trên địa bàn tham gia dạy nghề theo Cơ chế gồm các trường: Trung cấp nghề (TCN) Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam, TCN Bắc Quảng Nam, TCN Nam Quảng Nam, TCN Tư thục ASEAN, Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên huyện Nam Trà My, Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên huyện Bắc Trà My, Trung tâm Dạy nghề Thanh niên, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam, Cao đẳng nghề Quảng Nam.
Quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện một số cách làm hay, hiệu quả, như: Ngay từ khâu tư vấn, tuyển sinh, một số cơ sở GDNN đã kết hợp doanh nghiệp, phối hợp với địa phương thông tin cụ thể NLĐ sau học nghề sẽ làm việc tại doanh nghiệp nào, thu nhập bao nhiêu, điều kiện làm việc ra sao...; trước khi khai giảng, một số cơ sở GDNN đã tổ chức cho NLĐ là đồng bào dân tộc thiểu số đi thăm quan một số doanh nghiệp để tìm hiểu, nắm bắt thực tế để có sự lựa chọn; tổ chức đào tạo theo mô hình khép kín, vừa đào tạo ở nhà trường, vừa đào tạo tại doanh nghiệp để NLĐ quen dần với môi trường làm việc và đáp ứng ngay yêu cầu công nghệ của doanh nghiệp; khi bàn giao LĐ cho doanh nghiệp, các địa phương, cơ sở GDNN cử cán bộ theo dõi, quan tâm, động viên NLĐ trong thời gian đầu, phối hợp doanh nghiệp tìm kiếm chỗ ăn chỗ nghỉ cho NLĐ, thường xuyên giữ liên lạc với doanh nghiệp để theo dõi, nắm bắt tình hình.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tặng quà cho các học viên tốt nghiệp theo QĐ 3577.
Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam tham mưu đề xuất bổ sung một số chính sách như: Bổ sung chính sách hỗ trợ tiền giữ trẻ cho NLĐ nữ sau học nghề theo Cơ chế bắt đầu tham gia làm việc tại doanh nghiệp đang có con nhỏ dưới 60 tháng với mức hỗ trợ: 300.000 đồng/trẻ/tháng; thời gian hỗ trợ tối đa 24 tháng. Cho phép NLĐ sau học nghề có thể vào làm việc tại các doanh nghiệp ngoài địa bàn tỉnh. Hỗ trợ lưu trú cho người dân tộc thiểu số sau học nghề vào làm việc tại doanh nghiệp, hỗ trợ trực tiếp cho người học (tiền ăn, đi lại, lưu trú) được thanh toán theo thực tế đã chi cho người học.