THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:40

Quảng Bình: Chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn

Được biết, trong điều kiện thực tế hiện nay, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề phi nông nghiệp cho LĐNT không đủ điều kiện tổ chức xây dựng chương trình. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành 14 chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho LĐNT có ý nghĩa quan trọng trong công tác tổ chức đào tạo nghề cho người lao động và tạo sự thống nhất chung, bảo đảm chất lượng đào tạo. 

Quảng Bình: Chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn - Ảnh 1.

Người lao động được học nghề theo đúng ngành nghề phù hợp

Các chương trình nhằm mục tiêu đổi mới, phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, nhu cầu. 14 chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho LĐNT gồm các nội dung: lắp điện cho cơ sở sản xuất nhỏ; sửa chữa máy tàu thuyền, bảo dưỡng thay thế điện lạnh ô tô, lắp đặt, bảo dưỡng điều hòa không khí, hàn 3G, may công nghiệp, thương mại điện tử, pha chế đồ uống không cồn, chế biến món ăn Việt cơ bản, chế chiến món ăn Âu cơ bản, hàn, lắp điện cho máy sản xuất nhỏ, nghiệp vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn. 

Trên cơ sở đó, các thành viên Hội đồng cơ bản nhất trí nghiệm thu các chương trình đã biên soạn và thẩm định. Việc nghiệm thu chương trình đã góp phần chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT từ theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; đồng thời, gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

THU HƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh