THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:35

Phóng sự học sinh hút shisha: Hiểu biết để đưa tin đúng về giới trẻ

 

Công an đang lấy lời khai các học sinh hút shisha

 

Như thuviensuckhoe.org đã thông  phóng sự “khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng” được phát sóng và xuất hiện trên Kênh 14 và báo vào ngày 27/3, ngay sau đó, nhà đài đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả và bạn xem truyền hình. Nói về phóng sự cũng như trả lời nghi vấn có hay không việc dàn dựng trong phóng sự này, ông Hoàng Trọng Hiếu, phó ban biên tập VTC14 đã khẳng định không có việc dàn dựng trong phóng sự “khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha”.

Nói về mục đích của phóng sự, ông Hiếu khẳng định: “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha” là một chương trình có mục đích cảnh báo về hiện tượng sử dụng shisha trong giới trẻ, nhất là học sinh và hiểm họa của nó”. 

Tuy nhiên, ông Hiếu cũng như ban biên tập và ekip thực hiện phóng sự cũng đã nhận lỗi trong khâu hậu trường. “Chúng tôi đã rà soát quy trình tác nghiệp và nhận thấy rất đáng tiếc ở điểm khi xử lý kỹ thuật hậu kỳ, những người thực hiện đã không áp dụng thủ thuật kỹ thuật để làm mờ nhận diện cá nhân đối với hình ảnh của nhân vật tham gia ghi hình, nhất là các em còn là học sinh, xuất hiện trong một bối cảnh nhạy cảm” - ông Hiếu khẳng định.

Thời gian không chờ đợi, hãy nhìn nhận một cách có trách nhiệm với giới trẻ trước hiểm hoạ của shisha.

Tuy nhiên, các học sinh xuất hiện trong cảnh hút shisha với màu áo Trường THPT Trần Nhân Tông, Trường THPT Đông Kinh,...  lần lượt lên tiếng, các em cho rằng mình được “chỉ dẫn” làm theo hướng dẫn của ekip. “Em là bạn thân của Q. (học sinh Trường THPT Đông Kinh). Q. quen biết chị Mai Anh Thư, phóng viên của VTC14, nên được chị ấy nhờ tìm vài người bạn để quay hình, phỏng vấn với mục đích “cảnh báo cho các bạn học sinh về tình trạng hút shisha. Ngày 25/3, chúng em đến một quán ở Đào Duy Từ theo lời hẹn trước của chị Mai Anh Thư. Chị phóng viên đã mua shisha và đồ uống cho bọn em và nói đó là “đạo cụ” để quay phóng sự” - một học sinh cho biết. Cũng theo lời giải thích của các học sinh thì đoạn clip phát sóng đã bị cắt xén rất nhiều và khách với cái đích mà tất cả học sinh nghĩ tới. 

Hình ảnh các nam nữ sinh mặc đồng phục hút shisha được phát trong phóng sự.

Cùng với các học sinh, ban giám hiệu các trường có học sinh liên quan tới phóng sự trên đều triệu tập các em học sinh để yêu cầu giải trình. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, cho rằng: “Nhà trường đã đề nghị phải làm rõ sự việc là phóng sự có sự dàn dựng, lợi dụng sự ngây thơ của các em học sinh để nhờ các em làm diễn viên hay không. Nhưng ngày 31/3, chúng tôi lại nhận được một văn bản của nhà đài có nội dung khẳng định phóng viên đã tác nghiệp đúng quy trình, tôn trọng sự thật và đề nghị nhà trường xem xét không kỷ luật nặng học sinh vì các em học sinh trong phóng sự còn quá trẻ, chưa ý thức được hậu quả của hành động bồng bột của mình”.

Thông tin với phóng viên bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết, nhà trường đã thuyết phục được nữ sinh xuất hiện trong clip học sinh hút shisha đi học trở lại sau 2 ngày nghỉ học vì bất ổn tâm lý. Tuy nhiên, ngày 3/4 nam sinh cùng xuất hiện trong clip lại nghỉ học không rõ lý do. "Điều này cho thấy các em học sinh chưa thể ổn định tinh thần để mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Trong khi đó, Phụ huynh các em vẫn liên tục đề nghị chúng tối sớm làm rõ mọi việc về vai trò của con em minh trong phóng sự này để sớm trả lại danh dự, uy tín gia đình, nhà trường. Hiện chúng tôi cảm thấy rất mệt mỏi" - bà Nguyệt nói

Trường THPT Trần Nhân Tông - Hà Nội

Về phía Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc, Sở GD&ĐT Hà Nôi cho biết, sau cuộc họp với các trường, Sở đã báo cáo toàn bộ sự việc với UBND TP và Bộ GD&ĐT để xin ý kiến chỉ đạo. 
"Hiện tôi đã yêu cầu các trường có học sinh liên quan khẩn trương làm rõ sự việc với lãnh đạo chương trình VTC14, cần xem xét những nội dung đã phát sóng có phải là dàn dựng hay không, từ đó có biện pháp xử lý" - ông Thống cho biết.

 

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã và đang hút shisha
Bác sĩ Lê Thị Kim Thi, Trưởng khoa Chống tái nghiện Trung tâm cho biết, shisha thực chất là một loại cỏ có xuất xứ từ Ả Rập, có tẩm các hương liệu trái cây. Ở Việt Nam, shisha được dùng như một loại thuốc lào, thuốc lá nhưng gây cảm giác khoan khoái hơn thuốc lá. Shisha tác động trực tiếp vào đường hô hấp. Nếu hút trong vòng một giờ, lượng khói hút vào cơ thể sẽ cao hơn 150 lần lượng nicotin, cao hơn 70% so với hút thuốc lá. Từ đó, người hút shisha còn có nguy cơ hít độc chất từ hắc ín gồm monoxide carbon, các kim loại nặng và các chất gây ung thư gấp 100 lần so với hút thuốc lá…

Trước tác hại của shisha, UBND TP.HCM đã từng kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu đưa thuốc shisha vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Bác sĩ Thi khuyến cáo, giới trẻ không nên dùng shisha dù chỉ một lần. Bởi dùng lần một chắc chắn sẽ có lần hai và dẫn tới lạm dụng shisha và nghiện lúc nào không hay.

Ảnh minh họa

 

 

 

Hiểu biết để đưa tin đúng về giới trẻ

Đưa tin về trẻ em có những thách thức riêng. Trong một số trường hợp, việc đưa tin về trẻ em có thể khiến trẻ bị tổn thương, đẩy trẻ vào những tình huống khó xử, thậm chí khiến trẻ bị xa lánh. UNICEF đưa ra 6 nguyên tắc khi đưa tin về giới trẻ để đảm bảo các nhà báo phục vụ lợi ích tốt nhất của cộng đồng trong khi không xâm phạm hoặc hạ thấp các quyền của thanh thiếu niên:

1. Nhân phẩm và các quyền của trẻ em phải được tôn trọng trong mọi trường hợp.

2. Khi phỏng vấn và đưa tin về trẻ em, cần đặc biệt chú ý đến quyền riêng tư và bí mật của trẻ, chúng cần được lắng nghe, tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng tới chúng và được bảo vệ trước mọi hành vi lạm dụng và trừng phạt.

3. Lợi ích tốt nhất của mỗi trẻ em phải được ưu tiên trước bất kỳ lợi ích nào khác.

4. Trong quá trình xác định những lợi ích tốt nhất của trẻ, quyền được lắng nghe của trẻ phải được tôn trọng phù hợp với độ tuổi và mức trưởng thành của chúng.

5. Những người hiểu rõ nhất hoàn cảnh của trẻ em và có khả năng đánh giá chính xác nhất hoàn cảnh đó cần được tham vấn về những vấn đề chính trị, văn hoá, xã hội khi đưa tin về trẻ em.

6. Không đăng tải một câu chuyện hoặc hình ảnh có thể đưa trẻ, anh em hoặc bạn bè của trẻ vào tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm ngay cả khi những yếu tố nhận dạng được thay đổi, giấu đi hoặc không được sử dụng.

 

Hiện nay, việc phản ánh đời sống trẻ em như thế nào trên báo chí Việt Nam là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Có tờ báo chỉ viết những cái tốt, mặt tích cực để hướng vào việc giáo dục và bảo vệ các em khỏi những suy nghĩ và hành vi không tốt. Có cơ quan báo chí, đặc biệt là các trang báo mạng lại chỉ nhấn mạnh mặt chưa tốt, chưa hay như trẻ em lang thang, trẻ em làm trái pháp luật để phê phán, răn đe. Đôi khi, vì một thông tin – bức ảnh nhạy cảm, báo chí đã vô tình gây cho trẻ em những ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống hiện tại và tương lai. Vài năm trở lại đây, xảy ra rất nhiều vụ nữ sinh bị bạn trai tung ảnh nóng, ảnh nhạy cảm lên mạng. Một số tờ báo đã công khai hình ảnh, thông tin của nạn nhân trên mặt báo. Ảnh nhạy cảm của các nữ sinh được đăng tải lại trên báo cận cảnh, chi tiết mà không hề được xóa mờ. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của gia đình và bản thân các em. Các em đã là nạn nhân của kẻ tung ảnh, nay lại tiếp tục là nạn nhân của giới truyền thông. Đầu tháng 6 mới đây, một thiếu nữ SN 1997 ở Đồng Nai bỏ nhà đi vì giận dỗi cha mẹ không cho em dùng điện thoại. Khi cha mẹ xem điện thoại của em thì phát hiện em nhắn tin với nhiều chàng trai, xưng hô với họ là “vợ – chồng”. Ngay lập tức các trang báo mạng nhảy vào khai thác, đưa tin. Các thông tin cá nhân của em, của gia đình em, hình ảnh các thành viên trong gia đình em đều bị “bêu” hết lên mặt báo. Đặc biệt, nhiều tờ báo còn giật tít để câu khách “Thiếu nữ bỏ nhà đi, cha mẹ phát hiện ảnh sex của con trong điện thoại”. Thực tế, trong điện thoại của cô bé chỉ có 1 tấm ảnh chụp phần nhạy cảm của một nữ giới không lộ mặt chứ không phải ảnh sex. Khi em đã trở về nhà, một số phóng viên vẫn tiếp tục đeo bám, đến tận nhà gặp em phỏng vấn. Em trả lời một cách vô tư, hồn nhiên. Nhà báo cũng vô tư, hồn nhiên chụp ảnh em cho lên trang nhất. Đáng ra, chuyện không hay của em chỉ làng xóm em biết, nay nhờ “công” của nhà báo mà cả nước biết. Nếu câu chuyện của em ảnh hưởng đến nhiều người, nhà báo đưa tin có đóng góp cho sự phát triển của xã hội thì nên làm. Nhưng câu chuyện này là chuyện riêng tư, nhà báo đưa tin chỉ để câu khách, không giúp gia đình em tốt hơn thậm chí những thông tin đó còn bêu rếu gia đình em trên truyền thông, có nên không?

Rõ ràng chúng ta cần một cái nhìn tinh tế, tỉnh táo và toàn diện hơn về diện mạo trẻ em trên báo chí. Các em còn non nớt trong nhận thức nên dễ bị tổn thương về tinh thần, vì vậy khi phản ánh những vấn đề có tính nhạy cảm, báo chí cần thực sự chú ý tới ngòi bút của mình.

Văn Nghĩa - Phạm Tuấn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh