THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:18

Phóng sự ảnh: Mắt trẻ vùng cao

 

Đó là những ánh mắt đầy lạ lẫm của những em bé tận cùng rừng núi Tây nguyên thi thoảng mới thấy được người “lạ”; hay ánh mắt giật mình khi bị người khác phát hiện mình đang tắm ở suối, rồi ngại ngùng, rồi sợ sệt lẩn trốn; cũng có khi là ánh mắt thèm khát bánh ngọt; ánh mắt đầy sướng vui khi lần đầu được thưởng thức que kem. Một chuyến đi tác nghiệp ở làng Tu 1, xã Ia Ga, huyện Chư Prông (Gia Lai), chúng tôi vô tình dừng nghỉ chân tại một ngôi nhà người J’rai. Nhà ông Rơ Lan Yenh có 2 trẻ đang vào độ tuổi đi học, nhưng vì nhà nghèo, cuộc sống thiếu ổn định; hơn nữa quần áo, sách vở cũng thiếu nên đường đến trường của các em khá chông chênh. Sau khi hỏi chuyện, chúng biết rằng nhiều nhà và trẻ em ở đây đều cùng khổ như thế.

Lúc sau chúng tôi mới biết em Rơ Lan Chơn (SN 2003) có người bố bị câm. Thấy người “lạ” ăn bánh, em dạn dĩ đến gần và ánh mắt đầy niềm vui khi được cho bánh.

 Chúng tôi như thắt lại khi biết em trai của Chơn là Rơ Lan Thanh (SN 2008) cũng có cả bố và mẹ bị câm. Lần đầu tiên trong đời được cầm que kem, ánh mắt hai em không khỏi tò mò. 

Nếu ở thành phố hay đồng bằng bạn dễ dàng bắt gặp cảnh phụ huynh đón đưa con đi học. Còn lang thang nhiều ở vùng cao, bạn sẽ không lạ gì cảnh trẻ lội sông suối đến trường. Thường, sau khi lội sông suối để về nhà, các em tắm cho sạch sẽ. Chúng tôi 1 lần “bắt” được khoảnh khoắc đó. Tấm ảnh phía trên được chụp trong lúc các em học sinh lớp 2 trường Tiểu học Ba Vinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) chờ thân thể ráo nước để mặc đồ. Trước đó, các em phải lội qua lòng sông Nước Nẻ rộng gần cả trăm mét để về nhà. Trong khi dòng nước đang lớn dần và chảy xiết khi mùa mưa lũ về.

Dưới đây là một số hình ảnh được chúng tôi khi vội trên những cung đường tác nghiệp, những tấm ảnh với bao ánh mắt của trẻ em vùng cao:

 

Đây là một trong số cảnh co ro chúng tôi khi được từ những ngôi nhà tuềnh tòang rải rác hai bên đường cách đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum)chừng 10 km.
Ánh mắt tươi cần lẫn rụt rè trước ống kính máy ảnh của người “lạ”. 

 Những nhà sàn lợp lá này là một trong các điểm trường của trẻ trên đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum). 
Cuộc sống vẫn còn quá nhiều những mảnh đời bất hạnh, vẫn còn quá nhiều số phận cần được sẻ chia. Và những đứa trẻ ở đó, chúng vui với những thứ hạnh phúc giản dị của mình, chúng sống để mơ ước một mẩu bánh mỳ thôi... xin hãy đem đến cho chúng khi có thể!

Nguyễn Tùng

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh