THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:04

Phố ông Đồ (Tiền Giang), điểm đến thu hút du khách dịp Tết

Người sáng lập “Phố ông Đồ” là họa sĩ Hoàng Anh và vợ là nhà điêu khắc Huỳnh Cúc. Ở cái tuổi 75, với mái tóc dài bạc phơ, họa sĩ Hoàng Anh vẫn còn khá nhanh nhẹn. Con cái thành đạt, ông bà có thể nghỉ ngơi hay sáng tác cho vui…

Lãnh đạo TP Mỹ Tho và các ban ngành cắt băng khai mạc điểm du xuân Phố ông Đồ.

Lãnh đạo TP Mỹ Tho và các ban ngành cắt băng khai mạc điểm du xuân Phố ông Đồ.

Tuy nhiên, với tâm nguyện biến khu vực mình đang ở thành điểm tham quan, chụp ảnh du xuân không thu phí của khách thập phương, ông bà bắt đầu bằng việc trang trí bức tường dài 32 m cao hơn 3 m (bao bọc góc khu vườn trồng chuối trước nhà) với những bức tranh vẽ về trò chơi dân gian, câu đối, lời chúc Tết, linh vật của năm…Ông làm thêm các tiểu cảnh bày trí hoa, quả, câu đối treo trước phần nhà bên trái. Những trái dưa hấu, xoài…được ông bà tự tay làm lấy bằng việc sử dụng xốp, bồi giấy, keo và phủ sơn trang trí.

Dọc Phố ông Đồ là những đèn lồng đỏ trang trí ở trên cao. Về đêm, cảnh vật trong phố trở nên lung linh, huyền ảo hơn. Khách đến viếng thăm vẫn được “bà Đồ” tặng chữ thư pháp, vẽ ký họa cho du khách. Du khách chỉ trả tiền giấy mực tùy hỉ.

Phố ông Đồ.

Phố ông Đồ.

Năm nay, dịch bệnh bùng phát, họa sĩ Hoàng Anh cho rằng mình may mắn không nhiễm bệnh. Nên ông quyết định mở rộng Phố bằng cách đốn bỏ vườn chuối của mình, chỉ chừa vài cây theo quy hoạch tiểu cảnh và đổ cát tôn nền cao lên.

Trong khu này được bày trí với nhiều tiểu cảnh gợi nhớ chốn quê xưa. Các tiểu cảnh có cả những tác phẩm điêu khắc xen lẫn là những bức tranh thư pháp được đầu tư chuyên sâu hơn: có thêm các mache (là phương pháp sử dụng những họa tiết, hoa văn mảnh, nhỏ để trang trí những chi tiết cần làm nổi bật, lung linh hơn) theo chủ đề, làm khung cho chữ cũng sử dụng mache…

Trong khuôn viên mới được nới rộng thêm của Phố du khách có chỗ để nghỉ chân. Để tạo các tiểu cảnh theo chủ đề như Đi tìm hòa bình, Tình bạn, Tình yêu…Ngoài hoa văn, hình ảnh, tranh vẽ của ông, chữ thư pháp trang trí, ông còn sử dụng các bức tượng, phù điêu được dời ra từ vườn tượng trong nhà sang.

Họa sĩ Hoàng Anh giải thích cho du khách ý nghĩa của bức họa.

Họa sĩ Hoàng Anh giải thích cho du khách ý nghĩa của bức họa.

Để làm việc này phải có đến mấy người khiêng. Không chỉ nặng mà phải hết sức cẩn trọng để không ảnh hưởng đến các chi tiết, màu sắc được điêu khắc trên tượng. Tượng được đặt trên bệ một cách trang trọng.

Để kịp Tết, các bạn đoàn viên, thanh niên Phường 5 đã hỗ trợ ông làm mỗi ngày từ 7 giờ sáng đến hơn 19 giờ tối trong thời gian gần 1 tháng. Chủ đề chính năm nay là Tết đoàn viên. Nét mới của Phố ông Đồ năm nay là lan tỏa những thông điệp yêu thương. Mùa dịch bùng phát, sự sống, cái chết có thể đến bất kỳ ai. Tại sao chúng ta không sống trong yêu thương và tha thứ? Từ ý tưởng đó, ông bắt tay vào việc thiết kế các tiểu cảnh, trang trí bằng câu thư pháp gởi gắm thông điệp về tình bạn, tình yêu, gia đình, yêu quê hương, đất nước…

Ông bà họa sĩ Hoàng Anh và nhà điêu khắc Huỳnh Cúc.

Ông bà họa sĩ Hoàng Anh và nhà điêu khắc Huỳnh Cúc.

Họa sĩ Hoàng Anh cho biết thêm: bức tranh tường có diện tích hơn 100 m2 này được vẽ theo chủ đề của năm. Năm 2022 với linh vật là con cọp thì tranh tường không thể sử dụng hình ảnh bức tranh dân gian chăn trâu thổi sáo của năm ngoái. Hơn nữa tình hình dịch bệnh nên nhân vật trong tranh phải có khẩu trang…Thế là bức tranh tường được phủ lên chiếc áo mới mang hơi thở cuộc sống hiện tại.

Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương cùng hơn 50 đoàn viên thanh niên hỗ trợ tô tranh, vận chuyển đồ vật trang trí…khiến công việc của ông đỡ vất vả hơn. Chi phí tiền sơn cho một bức tranh tường khoảng gần 30 triệu của ông là do các con ông ủng hộ. Tuy nhiên ông cho biết vẫn còn tiếp tục hoàn thiện Phố và dự định mở cửa trong suốt năm.

Du khách xin chữ tại Phố ông Đồ.

Du khách xin chữ tại Phố ông Đồ.

Điều mà ông bà họa sĩ Hoàng Anh và nghệ nhân điêu khắc Huỳnh Cúc mong muốn là còn đủ sức để duy trì và phát triển Phố ông Đồ hàng năm theo mục đích phi lợi nhuận này. Trước mắt ông bà mong muốn nếu bà con ở gần khu vực hỗ trợ ông vật liệu, cho ông trang trí tường nhà để mở rộng phố.

Việc đón Tết cổ truyền đã trở thành ngày hội đặc biệt. Công việc chuẩn bị cho ngày Tết tất bật. Hình ảnh những chợ hoa, chợ Tết tấp nập người mua kẻ bán, trẻ em tung tăng du xuân với quần áo mới; ông đồ "bày mực tàu giấy đỏ bên phố đông người qua"…

Empty
Những bức tranh, tượng điêu khắc được bày trí trong Phố ông Đồ.

Những bức tranh, tượng điêu khắc được bày trí trong Phố ông Đồ.

Tất cả những điều đó được tìm thấy trên Phố ông Đồ. Nó làm nên giá trị truyền thống trong văn hóa của người Việt. Thêm một điểm du xuân, giúp người ta không quên hình ảnh quê nhà thân thương. Nơi mà bao máu xương cha ông đã đổ xuống để giữ gìn mảnh đất này. Qua đó ta càng yêu hơn quê hương mình. Càng trân trọng, giữ gìn nét đẹp truyền thống, sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại và tương lai.

XUÂN UYÊN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh