THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:56

Phát triển trường dạy nghề chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Pháp

 

Đây là chuyến công tác tiếp nối kết quả của thỏa thuận giữa TCDN và Học khu giáo dục Grenoble (Académie of Grenoble) nhằm giúp nâng cao hiểu biết chung giữa các bên trong việc thực hiện triển khai đào tạo thí điểm chương trình đào tạo chuyển giao từ Pháp tại Việt Nam. Bốn trường của Việt Nam triển khai thực hiện dự án của Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác kết nghĩa với 3 trường đào tạo nghề chất lượng cao (Lycée des Métiers) của Pháp.

         Tại Grenoble, Đoàn công tác đã có buổi làm việc trao đổi và ký kết biên bản thỏa thuận kết nghĩa giữa trường CĐ kỹ nghệ Dung Quất với trường Gynemer hợp tác trong đào tạo nghề bảo trì và dịch vụ sau bán hàng nghề ô tô; 2 trường CĐN Cơ khí nông nghiệp (tại Vĩnh Phúc) và trường CĐN Cơ điện Việt Xô (tại Ninh Bình) ký kết với trường Pablo tại Saint Martin d’ Heres và trường Monge tại Chambéry hợp tác trong đào tạo nghề hàn, cắt gọt kim loại và điện công nghiệp. Lễ ký kết được tổ chức trang trọng với sự chứng kiến và phát biểu của bà Mai Thúy Nga Phó TCT cùng bà Claudine Schimidt- Laine Giám đốc Sở giáo dục Grenoble (L' académie de Grenoble) cùng đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD); Lãnh đạo các trường dạy nghề của Pháp.

Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa các trường Việt Nam và các trường đào tạo nghề của Pháp với sự chứng kiến của Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề và giám đốc Sở giáo dục của Pháp


Sau lễ ký kết, các trường đã có các buổi làm việc song phương để bàn biện pháp triển khai thực hiện thỏa thuận ký kết và đã đi đến thống nhất trước mắt các bên cần tăng cường chia sẻ các thông tin về nhà trường, về kinh nghiệm tổ chức đào tạo các nghề của dự án đã được ghi trong thỏa thuận; kinh nghiệm đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý; kinh nghiệm trong quan hệ doanh nghiệp; các bên thống nhất cử ra đầu mối của nhà trường để liên lạc qua email. Các bên sẽ tiếp tục tìm giải pháp tổ chức trao đổi đoàn sang học tập kinh nghiệm; tăng cường trao đổi tiếp nhận các thông tin, tư liệu, hình ảnh của các trường để phục vụ tuyên truyền quảng bá. Tùy điều kiện sẽ tiếp tục triển khai và hỗ trợ đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý; trao đổi sinh viên, thực tập sinh và các chương trình học bổng quốc tế.

Trong các cuộc thăm và làm việc với các trường: Lycée Gynemer; Trường Lycée Monge; trường Lycée Pable Neruda, Đoàn công tác đã được tập thể lãnh đạo nhà trường chào đón nồng nhiệt. Đoàn đã được trao đổi về cách thức tổ chức đào tạo cáp bằng Bac Pro (trình độ trung cấp) và đào tạo BTS (trình độ cao đẳng), chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức hoạt động các trường trung học nghề chất lượng cao. Đoàn cũng đã trực tiếp trao đổi  với các giáo viên của khoa đào tạo, tham quan tiếp xúc với học sinh sinh viên đang theo học; chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức đào tạo thông qua tiếp nhận các dự án của doanh nghiệp để giao cho sinh viên thực hiện, hoặc nhà trường giao các dự án cho sinh viên thực hiện trong đó có hàm lượng các kỹ năng nghề cần phải đào tạo. Chia sẻ kinh nghiệm về quan hệ về doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo và cách thức tổ chức cho học sinh sinh viên để thực tập tại doanh nghiệp.

Phó Tổng Cục trưởng Mai Thúy Nga trực tiếp trao đổi với sinh học cao đẳng nghề đang thực tập tại nhà máy sản xuất thiết bị điện SchneiderElectric


Tại Viện phát triển nhân lực công nghiệp- viện tư nhân lớn nhất của Pháp (AFPI Rho-danienne-Lyon). Đoàn công tác đã được giới thiệu về mô hình tổ chức đào tạo hướng nghiệp, đào tạo cho các nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp và tư vấn nhân lực cho doanh nghiệp. Qua các cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo của cơ quan quản lý về giáo dục, đào tạo, đoàn công tác cũng có cơ hội tìm hiểu về chính sách đào tạo nhân lực, quy hoạch nhân lực và tài chính cho đào tạo nghề của Pháp. Đoàn công tác đã nghe đại diện Sở giáo dục phụ trách về quan hệ trường và doanh nghiệp thuyết trình về danh hiệu “Label Lycée des métiers” (danh hiệu trường chất lượng cao với 7 tiêu chí).

Chuyến làm việc của Đoàn công tác TCDN hoàn thành tốt chương trình đã đề ra, tạo ra cơ hội cho các trường thụ hưởng Dự án chủ động phối hợp với các trường kết nghĩa của Pháp để tiếp nhận các thông tin, kinh nghiệm triển khai tổ chức đào tạo các nghề trong khuôn khổ của dự án Pháp đã được chuyển giao cho Việt Nam, phấn đấu để đạt chất lượng tương đương với chất lượng của các trường Label Lycée des métiers của Pháp.

Các đại biểu dự lễ ký thoả thuận chụp ảnh lưu niệm


Dự án “Đầu tư phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao” được triển khai tại 5 trường nghề, gồm CĐN Lilama 2, CĐN Cơ khí nông nghiệp, CĐN Cơ khí xây dựng Việt Xô, CĐ kỹ nghệ Dung Quất, CĐN Nghi sơn Thanh Hóa. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 33.088.978 EURO, thời gian thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 8/2017 (hiện đang trình gia hạn đến tháng 9/2019). Với mục tiêu: Đầu tư trang thiế bị dạy nghề đồng bộ, hiện đại cho các nghề trọng điểm của 4 trường CĐN đã được lựa chọn đầu tư thiết bị để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt cấp độ khu vực ASEAN/ quốc tế; tiếp nhận bộ chương trình đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các nghề được đầu tư và cán bộ quản lý các trường thụ hưởng dự án. Xây dựng và nâng cao nhà xưởng và đầu tư thiết bị hiện đại của các nghề cắt gọt kim loại, kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến, điện công nghiệp, công nghệ hàn, công nghệ ôtô.

VĂN LÂM -TCDN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh