Hà Giang: Phát triển cây dược liệu để giảm nghèo bền vững
- Tra cứu phẫu thuật
- 18:28 - 28/02/2015
Phó Thủ tướng giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Quốc phòng và Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn cho tỉnh Hà Giang để triển khai thực hiện dự án theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Khai thác cây dược liệu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan thẩm định dự án (xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 để hỗ trợ cho dự án), thẩm định xem xét các cơ chế, chính sách cho phù hợp với hiện hành. Trường hợp cần có chính sách đặc thù báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh Hà Giang có trên 1.000 loài cây dược liệu quý hiếm(thảo quả, hương thảo, giảo cổ lam, đỗ trọng, đương quy, thiên niên kiện...)sống trên độ cao từ 1.000 - 1.600 m so với mực nước biển, tập trung chủ yếu tại 4 huyện vùng cao nguyên đá (Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ) và 2 huyện núi cao phía tây (Xín Mần, Hoàng Su Phì).
Vùng cây dược liệu A-ti-so huyện Quản Bạ
Sau một thời gian thử nghiệm, tỉnh Hà Giang đang đẩy nhanh tiến độ triển khai lập dự án phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại 6 huyện nghèo 30a theo chủ trương của Chính phủ, phối hợp với các công ty, tiến hành tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân vùng dự án. Tăng cường công tác sản xuất giống, để đảm bảo kế hoạch trồng từ nay đến năm 2020, phấn đấu đưa Hà Giang trở thành vùng sản xuất dược liệu lớn nhất vùng Đông Bắc, có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến dược liệu trong nước và tại một số nước vùng Đông Nam Á.
Dự án “Phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo” tại 6 huyện nghèo 30a sẽ được tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện theo hướng lồng ghép các dự án, chương trình đã có trên địa bàn. Đặc biệt, dự án còn có sự giúp đỡ của Bộ Y tế, Viện Dược liệu, Viện Rau quả Trung ương phối hợp với địa phương triển khai.
Cây thảo quả
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Hà Giang sẽ triển khai dự án quy mô phát triển 10.000 ha cây dược liệu tại 6 huyện nghèo trong Chương trình 30a. Qua đó sẽ giải quyết việc làm cho khoảng trên 50.000 lao động hàng năm, góp phần tăng mức thu nhập bình quân của tỉnh, dự kiến từ 150 – 200 triệu đồng/ha từ việc thu mua dược liệu. Góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình 30a của Chính phủ, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo