CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 12:11

Truyền thông và maketing nhằm quảng bá hình ảnh đào tạo nghề

 

Tới dự và phát biểu khai mạc Hội thảo có TS. Trương Anh Dũng – Phó tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, bà Britta Van Erckelens – Phó Giám đốc Chương trình đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam cùng 40 cán bộ chuyên trách trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động truyền thông, tới từ Tổng cục GDNN, VCCI, các hiệp hội ngành, VAVET&SOW, các doanh nghiệp và cơ sở GDNN

TS. Trương Anh Dũng – Phó tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trương Anh Dũng – Phó tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của GDNN không chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân mà còn trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo TS. Trương Anh Dũng, mỗi năm hệ thống cơ sở GDNN tuyển sinh được 2,2 triệu người trong đó trình độ cao đẳng và trung cấp khoảng 540.400 người, 660.000 người là trình độ sơ cấp dưới 3 tháng.

“Con số tuyển sinh cao đẳng và trung cấp hàng năm chỉ đạt trên dưới 10%, điều đó cho thấy rằng sự quan tâm của xã hội, các em học sinh ở trung học phổ thông, trung học cơ sở vào lĩnh vực GDNN còn hạn chế. Các nước châu Âu, châu Á Thái Bình Dương có hệ thống GDNN phát triển thì quy mô tuyển sinh vào trungcấp, cao đẳng nghề đối với các em tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tới trên 50%. Nguyên nhân là do thiếu sức hấp dẫn, năng lực nội tại của các cơ sở GDNN yếu, công tác truyền thông về GDNN đến các đối tượng liên quan còn hạn chế” – TS. Trương Anh Dũng chỉ rõ.

Theo TS. Trương Anh Dũng, ở nước ta, marketing trong GDNN là khái niệm mới, tuy nhiên trên thế giới khái niệm marketing trong các trường đại học đã triển khai tốt và có hiệu quả. Thời gian qua, Tổng cục GDNN đã triển khai đề án đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp, trong đó chú trọng đến giải pháp tăng cường công tác truyền thông, Bộ LĐ-TBXH đã ban hành Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2018-2020 và một trong những hoạt động cụ thể hóa nội dung của Kế hoạch trên là nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác truyền thông ở các cơ sở GDNN.

TS. Trương Anh Dũng kỳ vọng, sau Hội thảo các học viên sẽ áp dụng kiến thức đã được nghe vào trong thực tiễn, không chỉ quảng bá hình ảnh của các cơ sở GDNN mà còn góp phần tạo dựng hình ảnh một hệ thống GDNN Việt Nam đủ sức hấp dẫn người học và doanh nghiệp cũng như các đối tượng liên quan trong xã hội.

Bà Britta Van Erckelens – Phó Giám đốc Chương trình đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Theo Ban tổ chức, mục tiêu sau khi Hội thảo kết thúc, các học viên sẽ: (1) Nắm rõ thực trạng hình ảnh của GDNN tại Việt Nam. Xác định mục tiêu truyền thông, các nhóm đối tượng truyền thông khác nhau. Dựa vào đó lựa chọn thông điệp, phương pháp và kênh truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng; (2) Trao đổi kinh nghiệm tổ chức một số loại hình truyền thông và meketing phổ biến đã được thực hiện bởi các đơn vị, phân tích những ví dụ để rút ra bài học kinh nghiêm và đề xuất cải thiện; (3) Làm quen với những đề xuất, ví dụ, công cụ truyền thông và meketing nhằm nâng cao hình ảnh giáo dục nghề nghiệp, và giúp các cơ sở GDNN tuyển sinh thu hút học viên hiệu quả.

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ được nghe Giáo sư Gebhard Hafer – Chuyên gia truyền thông – Marketing đến từ Đức trình bày và cùng nhau thảo luận các nội dung về Marketing và truyền thông; Xây dựng quan hệ và lòng tin thông qua Marketing và truyền thông; Các cộng cụ Marketing và truyền thông trong GDNN; Hướng dẫn Marketing và truyền thông trong GDNN. Kết thúc Hội thảo, các đại biểu sẽ được cấp chứng nhận do Tổng cục GDNN và GIZ cấp.

PHƯƠNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh