THỨ NĂM, NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2024 04:55

Phân bón hữu cơ TĐ (Thành Đạt) được nhà nông tin dùng

Ông Hoàng Ngọc Thuận, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Thực hiện Nghị định số 109/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp Hữu cơ, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tiến hành khảo nghiệm phân bón TĐ do Công ty Cổ phần Thương mại Thành Đạt sản xuất đối với lúa và rau màu tại một số địa phương thuộc ba huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư và Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đây là dòng sản phẩm phân bón hữu cơ được sản xuất từ rác thải sinh hoạt, dùng để bón rễ cho cây trồng thuộc dự án "Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ khoáng từ rác thải sinh hoạt phục vụ nông nghiệp tỉnh Thái Bình".

Phân bón hữu cơ TĐ (Thành Đạt) được nhà nông tin dùng - Ảnh 1.

Ông Đỗ Chí Lệ - Tổng Giám đốc Cty Thành Đạt và ông Phạm Văn Hiền – Giám đốc HTXDVNo Thanh Nê giới thiệu với các nhà Khoa học, nhà Quản lý và người nông dân về hiệu quả sử dụng phân bón TĐ16, TĐ17 trong vụ mùa cho năng suất 2,6 tạ/ sào ở cánh đồng Đông Trung, thị trấn Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình.

Sau hơn 3 năm trực tiếp khảo nghiệm, nhìn chung các loại phân này đã bổ sung chất hữu cơ và đa lượng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng và làm cho đất tơi xốp, cây trồng kháng bệnh cao…

Từ kết quả tích cực trong khảo nghiệm, tháng 5 và tháng 6/2019, Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón và ban hành quyết định công nhận 3 loại phân bón hữu cơ - TĐ.16, TĐ.17 và TĐ.18 của Công ty Cổ phần Thương mại Thành Đạt (Thái Bình) đạt chuẩn lưu hành tại Việt Nam.

Mặc dù mới được cấp phép sản xuất và lưu hành trên thị trường hơn 1 năm, nhưng phân bón hữu cơ mang thương hiệu TĐ đã gắn bó mật thiết với người nông dân và nền nông nghiệp sạch, bền vững của nước nhà.

Phân bón hữu cơ TĐ (Thành Đạt) được nhà nông tin dùng - Ảnh 2.

Từ khảm nghiệm cho đến thực tiễn, sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng TĐ17 của Cty Thành Đạt đã được nhiều nhà nông tin dùng.

Đánh giá về những ưu việt của phân bón hữu cơ TĐ, một số nhà nông và lãnh đạo Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNo) và UBND cấp xã ở tỉnh Thái Bình thông tin cho biết: Với sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Thành Đạt (Cty Thành Đạt) vụ xuân năm 2018 HTXDVNo Thanh Nê đã quy vùng 2ha lúa Đông A1, khảo nghiệm bón phân bón TĐ16 và TĐ17, bước đầu đã thu được kết quả tích cực, năng suất lúa vượt trội tăng 15% so với phân bón vô cơ. (phân bón vô cơ đạt 7,1 tấn/ha/ vụ, phân bón hữu cơ đạt 8,6 tấn/ha/ vụ).

Từ những kết quả thu được, vụ mùa năm 2018, HTX DVNo Thanh Nê đã chọn 2 hộ nông dân có diện tích canh tác lớn ở cánh đồng kém hiệu quả tham gia liên kết sản xuất. Mặc dù ở vụ mùa năm 2018, điều kiện thời tiết ở địa phương bất thuận do mưa lớn kéo dài, nên 12ha giống lúa Nhật J02 khảo nghiệm bón phân hữu cơ TĐ16 và TĐ17 của Cty Thành Đạt cấy muộn hơn 20 ngày so với lịch thời vụ, nhưng nhờ áp dụng chặt chẽ quy trình canh tác, bảo vệ thực vật kết hợp với những hiệu quả của phân bón khảo nghiệm mang lại, đã giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, chắc cây, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất tăng hơn 10% so với dùng phân bón vô cơ, trung bình đạt từ 2,0 - 2,2 tạ/sào. Từ hiệu quả mang lại, đến nay đã có trên 30 hộ nông dân của hợp tác xã đăng ký sử dụng phân bón hữu cơ TĐ của Cty Thành Đạt"- ông Phạm Văn Hiền, Giám đốc HTX DVNo Thanh Nê, huyện Kiến xương chia sẻ.

Phân bón hữu cơ TĐ (Thành Đạt) được nhà nông tin dùng - Ảnh 3.

Từ rác thải Cty Thành Đạt đã chế biến thành những sản phẩm phân bón hữu cơ mang lại hiệu quả cao cho cây trồng.

Ông Đỗ Công Chuân, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cho biết: phân bón hữu cơ TĐ16 và TĐ17 của Cty Thành Đạt sử dụng trên đồng đất của Quỳnh Hải đã giúp rau màu phát triển cân đối, bền chắc, độ ẩm trong đất lớn, giảm công điều tiết nước trong sản xuất, cho hiệu quả vượt trội trong canh tác rau màu. 

Nông dân Nguyễn Văn Dũng, thôn An Phú 1, xã Quỳnh Hải (người đầu tiên ở xã Quỳnh Hải sử dụng khảo nghiệm phân bón hữu cơ của Cty Thành Đạt) cho biết: từ tháng 7/2016 tôi đã sử dụng phân bón hữu cơ TĐ của công ty Thành Đạt, hiệu quả thiết thực từ đồng ruộng mang lại khi sử dụng, giúp gia đình tôi giảm 50% lượng phân bón, giảm 20 - 25% thuốc bảo vệ thực vật, đất trồng tơi xốp, cây có bộ rễ khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Với hơn 1 mẫu canh tác các loại rau màu như bắp cải, cần tây, cà chua... giá trị thu nhập tăng từ 15 - 20%, nếu trồng su hào bón bằng phân vô cơ 1 vụ chỉ đạt được khoảng 32 tấn/ha/vụ, bón bằng phân hữu cơ đạt được trên 35 tấn/ha/vụ tăng khoảng 10%, giá thành bán xu hào được trồng bằng phân hữu cơ tăng hơn 30% so với bón phân vô cơ.

Phân bón hữu cơ TĐ (Thành Đạt) được nhà nông tin dùng - Ảnh 4.

Mặc dù tận dụng chân đất trồng dâu để trồng xen canh rau bắp cải, nhưng nhờ sử dụng phân bón hữu cơ TĐ nên cây dâu và cây rau của người dân ở xã Hồng Phong ( huyện Vũ Thư, Thái Bình) vẫn cho năng suất cao.

Phân bón hữu cơ TĐ (Thành Đạt) được nhà nông tin dùng - Ảnh 5.

Từ người thân giới thiệu, gia đình chị Trần Thị My ở xã Trung An (Vũ Thư, Thái Bình) đã mua phân bón hữu cơ TĐ về sử dụng trên cánh đồng chuyên canh rau sạch của gia đình.

Ý tưởng biến rác thải thành sản phẩm có giá trị kinh tế, đã được ông Đỗ Chí Lệ - Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Thành Đạt (Cty Thành Đạt) nghiên cứu chế tạo thành công công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt mang tên: Thiết bị phân loại và hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt triệt để không chôn lấp, công trình đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế số 22632 ngày 25/11/2019. Từ những ưu điểm trên Cty Thành Đạt cũng đã được Bộ khoa học công nghệ phê duyệt dự án "Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ khoáng từ rác thải sinh hoạt phục vụ nông nghiệp tỉnh Thái Bình", dự án nằm trong Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025 do Cty Thành Đạt là đơn vị chủ trì, triển khai thực hiện từ năm 2018. Sau khi tiếp thu tiến bộ kỹ thuật từ dự án, đơn vị đã phát triển mạnh mẽ công nghệ sản xuất phân bón Hữu cơ vi sinh và Hữu cơ khoáng từ rác thải sinh hoạt. Đây là một mô hình mới, được ứng dụng từ công nghệ xử lý triệt để không chôn lấp. Rác thải tái chế thành các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho công nghiệp là hạt nhựa, cho nông nghiệp là phân bón hữu cơ. Dự án đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng khép kín từ rác thải sinh hoạt, để sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng nhằm cải tạo đất, tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường. Với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt do Công ty nghiên cứu và chế tạo, hiện đang được ứng dụng xử lý rác tại Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt – Khu 3 TT Quỳnh Côi - Quỳnh Phụ - Thái Bình. Công suất nhà máy là 50 tấn/ngày. Các sản phẩm tái chế hàng năm là trên 1.000 tấn phân bón chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp Thái Bình và các tỉnh lân cận. Sản phẩm phân bón đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. đạt chuẩn lưu hành tại Việt Nam.

Minh Quang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh