CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:10

Phản bác những thông tin xuyên tạc về nhân quyền tại Việt Nam

Trong lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản trong thời gian qua đã có hàng trăm trang báo điện tử, hàng ngàn trang thông tin điện tử tổng hợp, hàng trăm ngàn trang blog của cá nhân xuất hiện trên Internet. Lợi dụng chính sách khuyến khích người dân tham gia không gian mở trên Internet để khai thác, chia sẻ thông tin đã xuất hiện rất nhiều hành vi vi phạm trên môi trường mạng; chủ yếu như: Đăng, phát nội dung không được phép; thông tin sai sự thật; đăng phát thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam; vi phạm quy định về quảng cáo; không thực hiện đúng quy định ghi trong giấy phép, thông tin nói xấu lãnh tụ, nói xấu chế độ, bôi nhọ nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; đưa các xuất bản phẩm có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, các xuát bản phẩm có nội dung vi phạm đã bị thu hồi lên mạng Internet... Sự bùng nổ của tin tức giả mạo (tin bịa đặt, sai sự thật) mang lại không ít phiền toái cho người sử dụng mạng xã hội trong những năm vừa qua. Không chỉ khiến người đọc hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng.

Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng.

Đối với lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam, hiện tội phạm mạng đã trở thành mối đe dọa hàng đầu như các hoạt động kích động, lôi kéo biểu tình, nói xấu Đảng và Nhà nước trên mạng, ngoài ra còn có truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm bản quyền số... Tình hình mất an toàn thông tin số tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, trong diễn biến phức tạp của tình hình an ninh thế giới, khu vực hiện nay, bí mật thông tin là một nội dung quan trọng mà các nước, các cơ quan đặc biệt thường xuyên thu thập để phục vụ cho cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, có lợi cho quan hệ đối ngoại, an ninh quốc phòng… Các thế lực thù địch và phản động đang ráo riết sử dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội từ bên ngoài để tuyên truyền tâm lý, tạo dư luận trong nước cũng như ngoài nước nhằm chống phá Việt Nam.

Đáng chú ý, hoạt động phá hoại tư tưởng chủ yếu tập trung vào các thời điểm trước và trong khi diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam. Một số hãng thông tấn báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam dữ dội, quyết liệt. Tập trung vu cáo Việt Nam xiết chặt tự do ngôn luận, tự do tư tưởng bằng cách cố súy cho một số đối tượng chống Đảng, Nhà nước (các vụ việc nổi cộm như vụ việc Cù Huy Hà Vũ trước đây, blogger Mẹ Nấm thành viên của cái gọi là Hội Nhà báo Việt Nam độc lập...). Các phương tiện truyền thông này đã xuyên tạc tự do chính trị tại Việt Nam, bôi nhọ lực lượng hành pháp, tác động tới nhận định của các nước phương Tây về tình hình tự do, nhân quyền của Việt Nam, làm xấu đi quan hệ ngoại giao của Việt Nam với quốc tế.

Mới đây, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện châu Âu công bố bản báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới; trong đó có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ánh đúng thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Theo nội dung của bản báo cáo, Nghị viện châu Âu cho rằng, họ đã gặp nhiều giới hạn trong việc bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam; cáo buộc Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, “đàn áp, bỏ tù người vô tội”; thậm chí, cho rằng Việt Nam là “chế độ đàn áp”. Trong khi đó, danh sách những “nạn nhân của chế độ” được liệt kê trong báo cáo này lại là những đối tượng chống phá cộm cán như: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay gần đây nhất là Phạm Đoan Trang. Đây không phải là lần đầu Nghị viện châu Âu đưa ra những đánh giá, nhận định sai lệch, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Có thể khẳng định, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn. Ở Việt Nam, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, bởi bất cứ ai và vì bất cứ lý do gì, đều phải bị xét xử nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do của mỗi người dân trong một xã hội an toàn, trật tự và công bằng. Không ai bị bắt giữ, xét xử vì thực hiện các quyền con người một cách chính đáng.

Đối với trường hợp như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay Phạm Đoan Trang được nhắc đến trong báo cáo của Nghị viện Châu Âu là “tù nhân chính trị” thực chất là những đối tượng núp bóng dân chủ, nhân quyền, thường xuyên có các hoạt động chống phá, kích động bạo lực, lôi kéo, tập trung các đối tượng xấu để gây rối trật tự công cộng nhằm mục đích phá vỡ sự ổn định chính trị của đất nước, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hoàn toàn không phải hành động “đàn áp người đấu tranh” như một số nhận định chủ quan, phiến diện, một chiều, mang tính bao biện cho các sai phạm của những phần tử chống đối.

KHÁNH VÂN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh