CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:15

“Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”: Phải đảm bảo mục tiêu và tiến độ của Dự án.

 

Năm 2016 là năm quan trọng trong lộ trình thực hiện dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” với nhiều hoạt động chính, then chốt được triển khai như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống Thông tin quản lý trợ giúp xã hội (MIS); Thu thập thông tin phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội áp dụng chung trên toàn quốc; Tăng cường công tác truyền thông. Triển khai sâu, rộng các hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên thôn/ bản của dự án; Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ chi trả để làm căn cứ đề xuất điều chỉnh mức phí và các điều khoản liên quan với đơn vị cung cấp dịch vụ (hệ thống Bưu điện) sau thời gian thí điểm chi trả; Triển khai, thực hiện nhiệm vụ tích hợp chi trả đối với các chính sách liên quan được bổ sung, thay thế; Kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban QLDA các cấp. Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, cập nhật, khai thác và chia sẻ thông tin, dữ liệu về giảm nghèo và trợ giúp xã hội…

Thứ trưởng Nguyễn trọng Đàm phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Giang Sơn

Đến nay tất cả các tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc thu thập thông tin. Ban QLDA đang phối hợp với nhà thầu nghiệm thu phiếu tại 63 tỉnh, thành phố. Đồng thời thông tin thu thập được đã nhập xong và đang xử lý dữ liệu của 61/63 tỉnh/ thành phố. Hiện đang sử dụng phần mềm để kiểm tra và xác minh dữ liệu lần cuối trước khi bàn giao cơ sở dữ liệu cho 15/63 tỉnh, thành phố.

  Về hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội. Đến nay, Ban QLDA đã phối hợp với nhà thầu hoàn thành việc xây dựng phần mềm hệ thống thông tin quản lý. Tại 4 tỉnh dự án, phần mềm này đã được thử nghiệm, tổ chức đào tạo và đưa vào vận hành chính thức trong tháng 10/2016. Một số tỉnh khác ngoài dự án cũng đã chủ động phối hợp để cài đặt và vận hành thử phần mềm này như Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Hậu Giang. Nhìn chung phần mềm được phía Nhà tài trợ, các đơn vị liên quan thuộc Bộ LĐTBXH và các địa phương đang sử dụng đánh giá cao

 Hoạt động truyền thông đã được triển khai bằng nhiều kênh thông tin khác nhau (Tivi, báo, đài, loa phát thanh, băng rôn, áp phích, tờ rơi...) tại cấp trung ương và 4 tỉnh dự án cho mọi người dân và các cấp chính quyền nắm được đầy đủ các thông tin qua đó đảm bảo việc thực hiện dự án đúng mục tiêu và có hiệu quả.

Hoạt động điều tra đầu kỳ hộ gia đình đã được triển khai thực hiện xong. Hiện nay đội ngũ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới đã hoàn thành dự thảo báo cáo và đang trong giai đoạn xin ý kiến của các bên liên quan. Đây được xem như là một trong những căn cứ quan trọng trong việc đánh giá mức độ tác động, sự thành công của dự án trong các giai đoạn tiếp theo (đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc dự án).

Việc thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng lợi của dự án. Theo số liệu báo cáo của 4 tỉnh, tổng số đối tượng tăng thêm đang hưởng lợi từ dự án là 24,521 đối tượng. Với sự nỗ lực của Ban QLDA TW và các Ban QLDA tỉnh trong việc truyền thông các chính sách tới người dân thì số lượng 3 đối tượng tăng thêm của dự án đã tăng so với số liệu ngày 31/12/2015 là 6.371 đối tượng tương đương với 36,74%, tuy nhiên, số lượng 3 đối tượng tăng thêm của dự án mới chỉ chiếm 34,4% so với tổng số 68.926 đối tượng thuộc diện được hưởng do một số nơi chính quyền địa phương chưa thực sự đồng thuận và ủng hộ các chính sách này, công tác truyền thông chưa phát huy hiệu quả thiết thực. 

Với mục tiêu đổi mới công tác chi trả, tách chức năng quản lý đối tượng khỏi chức năng chi trả; sử dụng cơ quan chi trả chuyên nghiệp; chi trả một lần/tháng gói trợ cấp đúng thời hạn; kết hợp chi trả tại một điểm tập trung và tận nhà cho những đối tượng khó khăn, kể từ 01/7/2015, mạng lưới Bưu điện Việt Nam đã thực hiện cung cấp dịch vụ chi trả  “Gói trợ cấp hộ gia đình” hợp nhất và thù lao cho CTV tại các tỉnh dự án thông qua hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa Bộ LĐTBXH với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về mức phí được tính toán phù hợp theo đặc điểm địa lý và tỷ lệ phần trăm của khoản chi trả.

Cơ quan Bưu điện của 4 tỉnh dự án đã thực hiện đúng các cam kết chi trả được đưa ra trong hợp đồng với tỷ lệ chi trả thành công tại các tỉnh đều đạt trên 90%.  Việc thực hiện các thủ tục giải ngân liên quan đến hợp đồng, các hoạt động chuyên môn, chi phí quản lý dự án luôn đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm trao đổi với các Đại biểu.   Ảnh: Giang Sơn

 Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đanh giá: Quá trình triển khai, thực hiện dự án vẫn còn một số tồn tại như công tác truyền thông các chính sách của dự án chưa thực sự phong phú và có hiệu quả cao; phần mềm quản lý đối tượng tạm thời chưa đáp ứng nhu cầu quản lý; sự phối hợp trong triển khai, thực hiện dự án giữa các cấp và đặc biệt giữa cơ quan Bưu điện và Phòng LĐTBXH ở cấp huyện chưa thực sự gắn kết… Tiến độ thực hiện một số gói thầu chưa đảm bảo tiến độ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, dẫn đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA còn thấp. Công tác phối hợp với các Bộ và các cơ quan tham gia thực hiện dự án, nhà tài trợ, các đơn vị chức năng của Bộ, các cấp tại địa phương tham gia các hoạt động của dự án chưa thực sự hiệu quả.

Thứ trưởng yêu cầu, trong thời gian tới cần nỗ lực và quyết liệt hơn nữa để hoan thành các mục tiêu, tiến độ của dự án. Đặc biệt tập trung vào những nội dung cơ bản là: Nâng cao tỷ lệ tham gia đối với 3 nhóm đối tượng hưởng lợi tăng thêm. Tổ chức tiếp nhận vận hành tốt cơ sở dữ liệu Quốc gia và hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội. Cải thiện công tác truyền thông, đẩy mạnh hoạt dộngđào tạo, tập huấn cho cộng tác viên.Triển khai thực hiện các chính sách bổ sung đối với việc hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh sự tham gia của các lực lượng, tăng cường kiểm tra, giam sát và đanh giá các hoạt động của Dự án các cấp và đặc biệt chú trọng cải thiện cơ chế phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành.

 Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó GĐ Sở LĐ-TB&XH, TB QLDA Dự án tỉnh Quảng Nam cho biết:


Hiện nay chưa có cơ chế quản lý, điều hành mạng lưới CTV, vì vậy chưa thường xuyên tổ chức giao ban, tập huấn nên hiệu quả của đội ngũ CTV chưa cao.

Về vấn đề này, ông Đặng Kim Chung, GĐ BQL DA TW xác nhận và cho răng cần có sự xây dựng, điều chỉnh trong thời gian tới.

Giang Sơn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh