THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 06:02

Nông dân "chóng mặt" vì giá phân bón tăng

Nông dân chóng mặt vì giá phân bón tăng, dự báo còn tăng nóng - Ảnh 1.

Sản xuất phân bón tại Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Ảnh: IT)

Giá phân bón tăng chóng mặt

Ông Trần Minh Phi, nông dân tại xã Đông Thạnh (Cần Giuộc, Long An) cho hay, giá phân bón tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn đang tăng "chóng mặt" vài tuần trở lại đây. 

Theo ông Phi, giá phân bón ure thời điểm đầu năm 2021 dao động từ 365.000 - 367.000 đồng/bao (bao 50kg), đến thời điểm giáp tết nguyên đán (tầm 20 tháng Chạp) tăng lên 450.000 - 460.000 đồng/bao và hiện tại được bán với giá trên dưới 500.000 đồng/bao.

"Vụ hè - thu sắp tới (khoảng hơn 1 tháng nữa) - cũng là vụ cần sử dụng nhiều phân bón nhất trong năm, trong tình hình giá phân bón tăng mỗi ngày thế này, chắc tôi phải bán lúa gấp để mua trữ phân bón cho vụ mùa tới", ông Phi lo lắng.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, giá các loại phân bón như Ure, Kali, NPK, DAP… ở các khu vực ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 20 - 30% so với thời điểm đầu năm, có loại (DAP nhập khẩu) đã tăng gần 50%.

Chẳng hạn, giá bán ra phân Ure tại đại lý dao động từ 9.400 - 9.500 đồng/kg, tương đương 475.000 đồng/bao (50kg); phân NPK khoảng 11.000 đ/kg, tương đương 550.000 đồng/bao. 

Trong khi đó, với phân DAP, do phải chịu áp thuế tự vệ nên mức giá tăng mạnh, dao động từ 13.000 - 15.500 đồng/kg tùy nguồn gốc sản xuất. DAP trong nước có mức giá khoảng 13.000 đồng/kg, tương đương 650.000 đồng/bao. DAP Korea và DAP Philippines giá bán khoảng 15.500 đồng/kg, tức 775.000 đồng/bao.

Ông Nguyễn Văn Phú, đại lý vật tư nông nghiệp ở Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) cho hay, hiện nhiều nhà vườn ở địa phương đang có nhu cầu sử dụng DAP nhưng rất khan hàng, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc… 

"Có nhà vườn đặt khoảng 3-4 tấn phân DAP Korea, chấp nhận mức giá cao để mua nhưng cũng không đủ hàng bán. Hỏi các đơn vị phân phối thì được biết tình trạng thiếu này xảy ra trên toàn quốc do dịch Covid-19 không nhập khẩu được", ông Phú nói.

Theo chia sẻ của ông Phú, hiện giá DAP Korea tăng từ 12,8 triệu đồng/tấn lên 15,5 triệu đồng/tấn so với thời điểm đầu năm, DAP Philippines tăng từ 13 triệu/tấn lên khoảng 15,5 triệu/tấn. Cá biệt, DAP Trung Quốc tăng từ 10,4 triệu đồng/tấn lên 15,5 triệu đồng/tấn...

Nông dân chóng mặt vì giá phân bón tăng, dự báo còn tăng nóng - Ảnh 3.

Giá phân bón đang tăng chóng mặt thời gian gần đây, dự kiến sẽ còn tăng nóng thời gian tới

Vì sao phân bón tăng giá "nóng"?

Phân bón tăng giá mạnh, theo lý giải của các doanh nghiệp phân bón là do nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tăng mạnh. Bên cạnh đó, trên thế giới hiện nay nhu cầu về lương thực nhất là Trung Quốc trong thời Covid-19 đang rất cao, đẩy giá lương thực tăng cao. Chính vì giá lương thực đang tăng cao dẫn đến nhu cầu phân bón tăng mạnh để thúc đẩy sản xuất lương thực.

Đại diện Công ty Phân bón Cà Mau, nhận định, nguyên nhân khiến giá phân bón tăng mạnh trong thời gian gần đây là do 2 nguyên nhân: Giá phân bón thế giới tăng mạnh và nguồn cung bị hạn chế, trong khi nhu cầu sản xuất lương thực lại tăng vọt. Chính vì giá lương thực đang tăng cao dẫn đến nhu cầu phân bón tăng mạnh để thúc đẩy sản xuất lương thực.

Thêm vào đó, nguồn cung phân bón tại Trung Quốc đang giảm do các nhà máy phân bón ở Tây Nam Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt năm 2020.

Đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho thấy, với công suất thiết kế 2,7 triệu tấn, Việt Nam hoàn toàn có thể tự chủ được về urê nhưng các loại phân bón khác như DAP, NPK, kali… sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu nên vẫn phải nhập khẩu, tuy nhiên, từ đầu năm đến nay nguồn phân bón nhập khẩu cũng bị suy giảm mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, dữ liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, nhập khẩu phân bón về Việt Nam tháng 1 giảm 9% về lượng và 12% về giá trị, đạt 322.000 tấn và 84,6 triệu USD. Nguyên nhân là do giá phân bón thế giới tăng mạnh và vấn đề vận chuyển khó khăn trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

"Nguồn cung phân bón thế giới bị giảm nhiều do dịch Covid-19 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất ở nhiều nước, trong khi đó, tình trạng thiếu container rỗng đẩy giá cước tàu biển tăng gấp nhiều lần cũng ảnh hưởng tới giá vận chuyển phân bón. Chưa kể, việc áp thuế tự vệ khiến giá nhập khẩu phân DAP nhập khẩu tăng cao, có loại tăng đến 50%", đại diện một DN phân bón tại TP.HCM, cho hay.

Theo Dân Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh