THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:57

Nói ngọng, nói lắp: Không phải chuẩn mực để xét tuyển công chức

 

Theo ông Ngô Văn Nam, trong Dự thảo Quy định có phần “Hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương; tuyệt đối không nói trống không, cộc lốc, nói quá to hoặc quá nhỏ”. Hiện nay, rất nhiều người chưa hiểu đúng tinh thần của nội dung này và nghĩ rằng Dự thảo Quy định đang “làm khó” cán bộ, công chức.

Nội dung quy định trong Dự thảo nhằm nhắc nhở cán bộ, công chức về việc phát ngôn đúng chuẩn mực tại nơi làm việc. Đầu tiên là tư thế phát ngôn, người cán bộ, công chức phải có ý thức trong việc phát ngôn, nói chuyện với người khác. Không được vừa phát ngôn vừa làm việc riêng thể hiện sự coi thường người khác; cần phải chuẩn bị kiến thức đúng chuyên môn của mình để trao đổi thẳng thắn với người đối diện nếu như được hỏi; ngoài ra, thái độ nói chuyện thể hiện sự lịch sự, chừng mực. Vừa qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra rất nhiều vụ lùm xùm trong việc thái độ của cán bộ xã, phường khi tiếp người dân, tất cả đều xuất phát từ việc phát ngôn, cách nói năng, giao tiếp của người cán bộ mà ra.

Nếu như người cán bộ, công chức tiếp dân có thái độ ôn hòa, đúng mực, lịch sự khi giải thích, chia sẻ những thắc mắc của người dân thì chắc chắn đã không để xảy ra những trường hợp đáng tiếc như vậy.

 

Quy định là để nhắc nhở công chức có ý thức trong việc sửa chữa những khiếm khuyết trong giọng nói 

 

Còn về vấn đề ngôn ngữ nói, hạn chế nói ngọng, nói lắp, ngôn ngữ địa phương… trong Dự thảo Quy định là để nhắc nhở công chức, cán bộ có ý thức trong việc rèn luyện, sửa chữa những khiếm khuyết trong giọng nói để chuẩn hóa ngôn ngữ của mình. Ngôn ngữ mình nói phải để người đối diện nghe và hiểu được, nếu anh dùng ngôn ngữ địa phương mà chỉ mình hiểu còn không cần biết người đối diện có tiếp nhận được hay không thì cần phải xem lại. Những “tật” về giọng nói như nói lắp, nói ngọng hay sử dụng từ địa phương không mang tính phổ thông… hoàn toàn có thể sửa được nếu như cán bộ, công chức có ý thức trong việc ấy.

“Đây chỉ là khuyến cáo để cán bộ, công chức cố gắng phấn đấu. Nó là ngôn ngữ trong hoạt động công vụ chứ không phải cấm ngôn ngữ địa phương. Tôi khẳng định rằng đây chỉ là chuẩn mực văn hóa ứng xử của công chức chứ không phải là chuẩn mực để xét tuyển công chức. Trong tuyển dụng không bao giờ yêu cầu ngôn ngữ mà chỉ là chuẩn mực chung để hướng tới người dân nghe được, từ đó giúp người dân không hiểu lầm hoặc khó hiểu khi trao đổi công việc với công chức”- ông Nam cho hay.

NGUYỆT HÀ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh