THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:35

Nới lỏng quy định để doanh nghiệp vay vốn trả lương người lao động ngừng việc

"Làm rõ những trăn trở phía ngân hàng khi triển khai cho vay" - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai nghiệp vụ cho vay tới người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh; Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và một số tổ chức chính trị xã hội.

Tập trung tháo gỡ gói 16.000 tỷ đồng

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, Nghị quyết 154/NQ-CP và Quyết định 32/2020/QĐ-TTg được ban hành ngày 19/10/2020 đã bổ sung, sửa đổi 3 điểm chính so với chính sách liên quan trước đây.

Cụ thể, các chính sách mới nêu trên đã bổ sung nhóm đối tượng cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; giảm điều kiện để doanh nghiệp và người lao động có thể tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; giảm điều kiện để người sử dụng lao động vay tiền trả lương ngừng việc cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

"Làm rõ những trăn trở phía ngân hàng khi triển khai cho vay" - Ảnh 2.

Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trong việc tự kê khai mức độ thiệt hại cũng như khoản vay để trả lương. (Ảnh minh họa).

“Để có thể trình Chính phủ ban hành Nghị quyết này, Bộ LĐ-TB&XH và các bộ, ngành liên quan đã tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg. Trong các nhóm đối tượng nhận hỗ trợ, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo về cơ bản đã được hỗ trợ với 12 triệu người người, tổng số tiền hơn 12.000 tỷ đồng”

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết

Bên cạnh đó, gói 16.000 tỷ đồng (là hợp phần của gói an sinh 62.000 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng gặp khó do đại dịch Covid-19) cho doanh nghiệp vay vẫn còn vướng mắc do các quy định của Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg khá chặt chẽ. Do đó, việc điều chỉnh các quy định cho vay đợt này cũng nhằm tạo sự thông thoáng hơn.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết: “Nghị quyết 154/NQ-CP và Quyết định 32/2020/QĐ-TTg ra đời đã giảm nhiều thủ tục và điều kiện cho vay. Đặc biệt, quy định mới chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về việc xác nhận. Trong khi đó, quy định trước kia đòi hỏi doanh nghiệp có thêm sự xác nhận của các cơ quan liên quan”.

Đánh giá cao ý nghĩa của việc cởi mở chính sách đối với doanh nghiệp, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng làm rõ hơn những trăn trở phía ngân hàng khi triển khai cho vay theo quy định mới.

Thứ trưởng cho biết: “Ngân hàng có thể lo lắng về rủi ro có thể phát sinh. Nhưng chúng ta cần bám sát vào tinh thần của Nghị quyết để triển khai. Đó là việc cho vay chỉ để trả lương cho người lao động chứ không phục vụ mục đích khác”.

Còn những khoản vay khác để doanh nghiệp phát triển kinh doanh, hỗ trợ thuế cũng đã được Nhà nước ban hành đồng loạt trước đó.

Giám sát và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình vay vốn trả lương 

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng lưu ý người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trong việc tự kê khai mức độ thiệt hại cũng như khoản vay để trả lương. Cụ thể là mức giảm doanh thu, tỷ lệ của người lao động bị ảnh hưởng…

Khẳng định chính sách vay vốn trả lương ngừng việc là chính sách hỗ trợ người lao động thông qua hình thức cho người sử dụng lao động vay, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh cần phải chủ động trong việc triển khai chính sách.

Đồng thời, các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam… cũng có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giám sát và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình vay vốn trả lương ngừng việc tới người lao động.

Thứ trưởng lưu ý: “Quá trình này cũng đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải bám sát yêu cầu của doanh nghiệp thật kỹ. Bên cạnh đó, cơ chế giám sát việc cho vay cần công khai thông tin. Người lao động cần được biết doanh nghiệp đã vay để trả lương cho mình và có thể giám sát việc này”.

Muốn thực hiện được điều này, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cần quán triệt và chỉ đạo đến các chi nhánh các địa phương đến các địa phương, tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp hiểu ý nghĩa của thủ tục cho vay đơn giản và thuận tiện.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh lưu ý vai trò quan trọng của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc tuyên truyền chính sách hỗ trợ cho vay tới các doanh nghiệp.

Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 154, ngày 24/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 32/2020, ngày 19/10/2020 của Thủ tướng chính phủ “Hướng dẫn cho người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19”. Theo đó, chính sách vay vốn đối với người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động đã được sửa đổi điều kiện dễ dàng hơn, kéo dài thời hạn cho người sử dụng lao động vay và đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt để người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn.

THANH MẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh