Mỗi chủ đề, chuyên đề phải có phần lý thuyết và bài tập. Phần lý thuyết nên hệ thống lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Phần bài tập nên có phần bài tập mẫu và bài tập tự làm (có gợi ý đáp án).
Bài tập nên phân dạng và theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng dần các bài tập, câu hỏi mở, bài tập có tính thực tế đời sống.
Trong quá trình ôn, giáo viên cũng phải hướng tới cách dạy học hiểu và vận dụng kiến thức để giúp học sinh nắm được bản chất vấn đề.
Có thể hướng dẫn học sinh học bằng sơ đồ. Nên hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ. Có những cách lập sơ đồ khác nhau. Vẽ sơ đồ để khi nhìn vào học sinh sẽ nhanh chóng nắm được các ý quan trọng nhất của nội dung bài.
Môt số nội dung cần nắm chắc giúp đạt điểm cao môn Địa lí như vấn đề Biển Đông, Sông Mekong, thiên tai...
Riêng việc khai thác Atlat, thí sinh cần nắm được nội dung từng trang Atlat. Có những câu sử dụng một trang Atlat, có những câu sử dụng trên nhiều trang.
Đối với trang đầu, học sinh cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm, nắm chắc các kí hiệu chung
Trong quá trình ôn, giáo viên nên cho học sinh sử dụng Atlat nhằm hạn chế tối đa việc học thuộc các số liệu.
Kỹ năng làm bài thi môn Địa lý
Một số kỹ năng làm bài thi môn Địa lý thí sinh cần lưu ý như sau:
Thứ nhất: Chú trọng đến việc dạy kiến thức cơ bản cho học sinh, chú ý đến cách trình bày bài, phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt của mình (học sinh hay mất điểm ở phần này).
Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Câu biểu đồ, nhận xét biểu đồ, sử dụng Atlat phải đạt điểm tối đa.