CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:34

Những thay đổi cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông mới

 

3 điểm thay đổi cơ bản về phương pháp xây dựng chương trình

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình cho biết, Việt Nam đã tiến hành tới 3 cuộc cải cách và 1 lần đổi mới giáo dục, nhưng cả 3 lần cải cách đó đều chưa thay đổi chương trình giáo dục mà chỉ đổi mới sách giáo khoa. Đến lần này là lần thay đổi, xây dựng chương trình một cách bài bản nhất.

 

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới.

 
Theo đó, chương trình mới dự kiến được Bộ GD&ĐT thực hiện với lộ trình cụ thể như sau: Năm học 2019 – 2020 thay đổi chương trình lớp 1; năm học 2020 - 2021 thay đổi chương trình lớp 2, lớp 6; năm học 2021 - 2022 lớp 3, lớp 7, lớp 10; năm học 2022 - 2023: lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm học 2023 - 2024 lớp 5, lớp 9, lớp 12.

Đặc biệt, chương trình mới sẽ có 3 điểm thay đổi cơ bản về phương pháp xây dựng chương trình, cách phát triển, hình thành các năng lực cốt lõi cho học sinh và sự phân biệt rõ giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. 

 GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh, chương trình mới tập trung phát triển 5 phẩm chất của học sinh gồm “Yêu nước - Nhân ái - Chăm chỉ - Trung thực - Trách nhiệm” và năng lực cốt lõi cho học sinh là: năng lực chung (bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc biệt thông qua nhiều phương pháp giáo dục khác nhau như dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học thông qua hoạt đông.

Trong đó, dạy học phân hóa giúp phát triển khả năng của từng học sinh, dạy học tích hợp giúp các em có tư duy tổng thể và dạy học thông qua hoạt động giúp các em được thực hành, thông qua hoạt động mà rèn luyện, phát triển năng lực cá nhân. Mục tiêu cuối cùng là giúp các học sinh sau khi học, tốt nghiệp thì có thể làm việc được, thay vì chỉ học để biết như trước đây.

 

Bắt đầu từ năm 2019, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.


 Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp phải đi kèm với đổi mới kiểm tra, đánh giá. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc kiểm tra hiện mới chỉ đòi hỏi kỹ năng giải bài tập, chưa đòi hỏi học sinh phải vận dụng, thực hành kiến thức. Áp lực của thi cử khiến cho các giáo viên dạy học sinh theo cách nhồi nhét. “Nếu không đổi mới kiểm tra đánh giá thì đổi mới rất khó, thầy cô sẽ nhồi nhét, chỉ dạy học sinh phần thi mà thôi”, ông nói.

Thế nhưng, đổi mới thế nào? Đó là đổi mới mục tiêu đánh giá, chúng ta không chỉ phân loại học sinh, mà còn phải xác định mức độ đáp ứng được các yếu tố cần đạt trong chương trình. Từ đó, ta điều chỉnh cách dạy và chương trình để cho học sinh học tốt hơn. Nói theo toán học thì là xác định tọa độ của học sinh trên sơ đồ phát triển”.

HOA HẠ (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh