Những nghề độc đáo tại Festival nghề truyền thống Huế 2017
- Văn hóa - Giải trí
- 12:53 - 01/05/2017
Nghệ nhân của một làng nghề dệt lụa tơ tằm đến từ Quảng Nam đang luộc kén tằm để lấy tơ.
Với 327 nghệ nhân, thợ đến từ 59 đơn vị thuộc 40 làng nghề, cơ sở nghề trong nước tham gia, Festival chuyên đề Huế 2017 tiếp tục giới thiệu đến người dân và du khách sản phẩm cũng như tôn vinh nghệ nhân, thợ trong các ngành nghề truyền thống như: nghề thêu, dệt, pháp lam, kim hoàn, chạm khảm, mỹ nghệ đồng, trúc chỉ, gốm, hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, tranh Đông Hồ...
Tại Festival nghề truyền thống Huế 2017 có nhiều làng nghề dệt lụa tơ tằm từ trong Nam đến ngoài Bắc về tham dự. Qua ảnh có thể thấy được cách lấy tơ từ kén tằm không khác nhau là bao.
Quay tơ tằm từ kén vào khung giữ tơ.
Quay tơ vào ống chỉ.
Tơ tằm sẽ được phơi khô trước khi mang vào khung để dệt.
Dệt thổ cẩm của nghệ nhân đến từ làng Teng, Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Dệt zèng của đồng bào Tà Ôi đến từ huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế. Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề dệt zèng ở A Lưới là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Nghề làm đèn lồng truyền thống.
Nghề làm phấn nụ truyền thống ở Cố đô Huế. Trong ảnh là nghệ nhân của cơ sản xuất phấn nụ Nhất Chi Mai, một trong những cơ sở khá nổi tiếng ở Huế về nghề này.
Nghệ nhân làng nghề hoa giấy Thanh Tiên (Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đang thi triển ngón nghề độc đáo của mình.
Sự nhập tâm của nghệ nhân viết thư pháp.
Trên đường phố, người hành nghề xích lô cũng khá trau chuốt về hình ảnh để phục vụ khách hàng trong dịp lễ hội này.
Trong khi đó, khi tham gia vào ván cờ người, các võ sĩ cũng phải thi triển những ngón nghề, thế võ hay, đẹp mắt để phục vụ người xem.
Không chỉ hài lòng về sự đa dạng, hấp dẫn của chương trình Festival nghề truyền thống Huế 2017, người dân, du khách còn được hòa mình trong không gian thơ mộng dọc 2 bên bờ sông Hương huyền thoại.