CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:13

Độc đáo bộ sưu tập chạm khảm thời Nguyễn

Nhà sưu tập Hoàng Văn Kim giới thiệu về bộ sưu tâp của mình với người xem.

Với nhà nghiên cứu, sưu tập cổ vật Hoàng Văn Kim, tính đến nay ông đã có gần 30 năm gắn bó với công việc này.

Để có những món đồ chơi thực sự giá trị đến tay người chơi và yêu tinh hoa dân tộc, ông đã phải lặn lội sang tận châu Âu, cất công tìm lại những cổ vật nước nhà rồi mang chúng trở lại Việt Nam. Đây là một việc không hề dễ dàng, đòi hỏi từ kiến thức trong nghề, sự cẩn trọng, tỉ mỉ tới tình cảm rất lớn dành cho vốn cổ dân tộc.

Mong mỏi lớn nhất của ông Kim khi đến với nghề sưu tầm cổ vật là góp phần lưu giữ những sản phẩm quý giá xa xưa do ông cha để lại. Góp mặt tại Festival nghề truyền thống Huế 2017 cùng nhà nghiên cứu, sưu tập Trần Đình Sơn là cơ hội để nhà sưu tập Hoàng Văn Kim giới thiệu về những tinh hoa truyền thống này tới không chỉ người Việt Nam mà còn cả các bạn bè quốc tế.

Ông mang tới triển lãm một phần bộ sưu tập của mình với hơn 50 sản phẩm, chia làm 3 chủ đề rõ ràng: các tác phẩm về thêu; gỗ chạm cẩn; sơn son thiếp vàng.

Một số hình ảnh tại Triển lãm cổ vật thời Nguyễn:

Bình phong chạm cẩn tích Hai Bà Trưng đánh giặc tại Triển lãm.

Mặt sau của bình phong này khảm bài phú chương chạm ngũ phúc khánh thọ.

Bộ bình phong từ thời vua Khải Định được chế tác từ gỗ, chạm khắc họa tiết tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), kết hợp với họa tiết thêu chim và hoa cách điệu, tinh tế.

Ngai vàng thời Khải định.

Bộ bàn ghế bằng gỗ sơn huyết thời vua Khải Định.

Bộ tráp cơi trầu được sơn son thiếp vàng bắt mắt.

Chiếc rương có niên đại từ thời Khải Định được đánh giá là cố vật quý hiếm, được làm từ gỗ sưa và gỗ mun. Trên sản phẩm có các họa tiết chim, hoa cách điệu được chạm trổ sống động, linh hoat.

Tủ Ba vi chất liệu gỗ trắc.

Tủ Ba vi chạm cẩn chất liệu gỗ gụ.

Những sản phẩm trong bộ sưu tập hầu hết đều có niên đại từ thế kỷ 20.

Nhà sưu tập mang đến trưng bày trong dịp Festival nghề truyền thống Huế 2017 nhằm giới thiệu những tinh hoa từ thời cha ông để lại.

Bộ sưu tập được chia làm 3 chủ để rõ ràng, gồm: gỗ chạm cẩn, sơn son thiếp vàng và các tác phẩm về thêu.

Trong ảnh là một sản phẩm của nghề thêu.

Những nét chạm trổ tinh tế, cầu kỳ của người thợ xưa.

Nhà nghiên cứu, sưu tập cổ vật Trần Đình Sơn đang thuyết trình về các sản phẩm tại Triển lãm. Ông là một khách quen của các dịp festival kể cả Festival Huế lẫn Festival nghề truyền thống Huế với các bộ sưu tập cổ vật đủ mọi thể loại.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh