CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:00

Những giếng cổ hơn 300 trăm năm ở Kim Liên không bao giờ cạn

 

 Giếng Phụ Đầm (thôn Sen 3), phục dựng vào năm 2013, được đánh giá là quy mô bậc nhất trong hệ thống giếng làng ở xã Kim Liên. Thôn Sen 3 cũng là nơi tọa lạc nhà thờ dòng họ Nguyễn Sinh Kim Liên, vì thế, việc phục dựng lại giếng cổ làm dày thêm lên giá trị di sản văn hóa nơi đây.

Giếng Phường Đoài (thôn Mậu 1) được phục dựng hoàn thành năm 2014, số tiền 200 triệu đồng phục dựng giếng do con em trong thôn và xa quê cùng đóng góp. Giếng làng xưa và nay là nơi hội tụ sinh hoạt của người dân trong thôn để thêm gắn kết cộng đồng.

Ông Nguyễn Quang Độ (90 tuổi) bậc cao niên nhất trong thôn Mậu 1, cho biết: "Giếng Phường Đoài có tuổi đời hàng trăm năm, vì từ đời ông, đời cha đã kể những câu chuyện gắn liền với giếng làng này. Nước giếng làng xưa trong vắt, đặc biệt, dù trời nắng hạn đến đâu, nước trong giếng vẫn luôn ổn định. Nước giếng Phường Đoài dùng nấu tương ngon nức tiếng một vùng".

Khi phục dựng giếng Phường Đoài, nhân dân thôn Mậu 1 vẫn giữ Khi phục dựng giếng Phường Đoài, nhân dân thôn Mậu 1 vẫn trân trọng giữ gìn những viên gạch ong của ngôi giếng cổ. Nay, 3 viên gạch còn lại được xếp quanh chân giếng Phường Đoài mới.

Cách thôn Mậu 1 không xa là giếng Đình của thôn Đình 1. Giếng Đình là giếng cổ duy nhất ở xã Kim Liên còn giữ được gần như vẹn nguyên dáng dấp, đặc trưng của giếng làng xưa. Trải bao biến thiên của lịch sử, nguồn nước mát trong của giếng vẫn không thay đổi

Giếng Đình, ở thôn Hồng 1 là giếng cổ duy nhất ở xã Kim Liên còn giữ được gần như vẹn nguyên dáng dấp, đặc trưng của giếng làng xưa. Trải bao biến thiên của lịch sử, nguồn nước mát trong của giếng vẫn không thay đổi. Người dân trong thôn Hồng 1 vẫn giữ thói quen sử dụng nước giếng cổ trong ăn uống, sinh hoạt đời thường. Đặc biệt, những ngày hè, nắng hạn, nước giếng làng không bao giờ cạn. 

Người dân thôn Hồng 1 rất có ý thức gìn giữ Giếng Đình. Họ vẫn giữ cách lấy nước trực tiếp, truyền thống, không lắp bơm vào giếng dẫn đường ống về nhà, vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến lòng giếng.

 Giếng Cốc nằm trong khuôn viên Khu di tích Kim Liên - Giếng Cốc nằm trong khuôn viên Khu di tích Kim Liên. Bảng dẫn tích giếng Cốc ở làng Sen ghi: “Trong thời gian sinh sống ở Làng Sen từ năm 1901 - 1906, cậu Nguyễn Sinh Cung thường ra đây lấy nước cho gia đình dùng, giúp cha đun nước pha chè… Ngày 16/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thăm quê hương lần đầu. Sau khi đi từ nhà ông Phó bảng ra ngõ, bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa, Người hỏi bà con: Giếng Cốc nay còn nữa không? Nước giếng Cốc trong và ngọt, nấu chè xanh và làm tương ngon nổi tiếng cả vùng!”.

Thành Giếng Cốc nay đã hơn 300 năm tuổi, trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa làng.

Theo baonghean.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh