CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:19

Những điều cần chú ý khi ăn hải sản


Không nên uống bia khi ăn hải sản: Theo thói quen, khi chúng ta ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao sò, cua, tôm bên cạnh không thể thiếu một ly bia đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, chứa nhiều purin và axit glycoisides dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể và  dễ làm bạn mắc bệnh gout. Đồng thời, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể.

Sau khi uống sâm, không nên ăn đồ biển: Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
Không nên uống trà sau khi ăn hải sản: Ăn xong hải sản không nên uống trà vì trong lá chè có acid tannic, đồng thời chất canxi trong hải sản khi kết hợp với trà gây khó khăn cho tiêu hóa, từ đó tăng cơ hội kết hợp tương tác giữa acid tanic và canxi gây sỏi.

Không nên ăn hải sản sống: Một số loại hải sản khi ăn sống sẽ khiến cho các vi khuẩn có trong hải sản không được tiêu diệt và ký sinh khi vào cơ thể, sẽ gây ra một số bệnh về mắt, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa…

Không ăn hải sản chưa được nấu chín: Trong hải sản có chứa nhiều vi khuẩn như vibrio parahaemolyticus, lungfluke, đây là các loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt khá tốt, các loại vi khuẩn này sẽ không chết nếu hải sản không được nấu chín. Khi ăn phải hải sản chưa nấu chín thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng ho ra máu, co giật…
Không ăn hải sản đã chết: Không nên ăn tôm, cua, sò, hến chết bởi vì trong vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người.

Nên chế biến và ăn hải sản đúng cách để tránh bị ngộ độc

Hải sản đông lạnh không nên luộc, hấp: Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.  
Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu: Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Không ăn hải sản có nghi ngờ chứa chất độc: Vào những mùa nhất định trong năm thì một số loại hải sản sẽ có nguy cơ nhiễm độc cao như cá nóc, sao biển, sứa…Các loại hải sản này hầu như không nhiễm độc do vi khuẩn mà là do chất độc có sẵn trong cơ thể và thường được tiết ra theo từng mùa trong năm. Do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của những loài hải sản này để tránh tình trạng ngộ độc khi ăn.
Do đó cần lựa chọn hải sản tươi sống để chế biến thành thức ăn, luôn đảm bảo toàn bộ quy trình chế biến phải hợp vệ sinh, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ bị ngộ độc do ăn hải sản. Đồng thời những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì không nên ăn hải sản.

K.Vân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh