THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:13

Những điều cần biết về lễ cúng ông Công, ông Táo

 

Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) là ngày Táo quân về trời để báo cáo công việc đã xảy ra dưới trần gian trong vòng một năm qua. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình đều thành tâm chuẩn bị lễ vật tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Tuy nhiên, hiện nay do phong tục mỗi nơi mỗi khác và có nhiều tranh luận khác nhau về vấn đề chuẩn bị lễ vật để ông Công, ông Táo về trời. Đơn giản nhất đó chính là việc nên dùng cá chép sống (cá thật) hay cá chép giấy để làm lễ tiễn ông Công, ông Táo…

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội) về những việc cần làm và những lễ vật cần chuẩn bị cho ngày cúng ông Công, ông Táo.

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng, ngày 23 tháng chạp là ngày ông Công, ông Táo hay còn gọi là lễ quan thổ công, táo công lên tâu Ngọc Hoàng về tình hình dưới hạ giới trong vòng một năm qua

.

Cúng ông Công, ông Táo rất quan trọng trong năm.

Thông thường trong ngày này, các gia đình sẽ kết hợp làm lễ “quan soái”, hay còn gọi là sửa bát hương. Riêng đối với lễ “quan soái” thì cần phải làm trước khi làm lễ ông Công, ông Táo. Có nghĩa là phải làm sạch (lau bát hương, để lại 3 chân hương đẹp nhất lau sạch sẽ rồi cắm lại vào bát hương).

“Nên nhớ rằng, lễ quan soái một năm chỉ có 1 ngày đó là ngày 23 tháng Chạp, chứ không phải này nào cũng làm được việc này”, chuyên gia phong thủy Hùng cho biết.

Sau khi làm lễ “quan soái” xong, thì chuẩn bị đồ lễ cúng ông Công, ông Táo. Các đồ lễ cần chuẩn bị đó là: 1 bộ mũ, y phục (mũ mão), hài, 3 con cá chép sống (đi thả phóng sinh sau khi cúng). Lễ mặn gồm có: xôi, gà, trầu cau.

“Hiện nay, nhiều gia đình không dùng cá chép sống để cúng trong ngày này nữa, thay vào đó họ dùng cá chép giấy, sau khi cúng xong họ thiêu, hóa (âm hỏa). Tôi nghĩ điều này là chấp nhận được, bởi dùng cá chép sống cúng xong rồi phóng sinh như hiện nay đôi khi không tốt cho môi trường, vì chưa chắc cá chép đã sống được, đó là chưa kể những kẻ trục lợi vớt cá chép ngay sau khi phóng sinh”, chuyên gia phong thủy Hùng phân tích.

Ngoài ra, ông Hùng cũng cho biết, việc chuẩn bị lễ cũng không cần sắm quá nhiều lễ vật, vì điều này vừa lãng phí lại vừa hủy hoại môi trường.

“Theo tôi, chỉ cần chuẩn bị tiền vàng 3 lễ là đủ, hương mỗi bát một nén đúng như các bậc tiền bối đã răn dạy: 'Một nén hương thơm thấm đủ cửu trùng', chuyên gia phong thủy Hùng nói.

Cuối cùng, chuyên gia phong thủy Hùng cho biết, riêng đối với việc cúng ông Công, ông Táo thì các gia đình nên cúng trước giờ Ngọ. Bởi, nếu qua Ngọ mới cúng thì sẽ không còn giá trị tâm linh vì lúc đó cá đã bay lên chầu trời.

 

Bài cúng khấn Tết Ông Táo 23 tháng Chạp phổ biến nhất:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

 

Theo Khampha.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh