Nhớ lịch H'mông
- Văn hóa - Giải trí
- 16:07 - 20/02/2015
Gia đình quây quần bên bếp lửa thưởng thức món bánh dày rán cổ truyền.
Khởi đầu là con hổ, gọi là Tsur (Chú), tiếng Việt Nôm là dần, tức tháng Giêng. Nhưng trong 12 con giáp ấy có 2 con gọi khác đi, đó là Mão, tức con mèo thì người Hmông dùng con thỏ, và mùi - dê thì người H'mông dùng con cừu - Zangx (Zang).
Có thể người ta không cần nhớ ngày theo con số, và thành lệ, ai cũng nhớ ngày theo con giáp. Riêng với người cao niên còn biết ngày tốt, ngày xấu để tính ngày khởi phát nương, khởi cày ruộng, vào rừng ngả gỗ, gieo hạt, đi tìm đá mài, đi săn, vv...
Cúng giao thừa.
Theo đó, trước đây ở tỉnh Lào Cai thường họp chợ vào ngày dậu và mão, cách giữa 5 ngày.
Mỗi tháng chỉ một lần trăng tròn đúng đêm rằm, vì vậy, người Hmông chỉ tính mỗi tháng chẵn 30 ngày, không thiếu, không thừa, từ đó trong một năm chỉ đúng 360 ngày, không có tháng nhuận và ngày thứ 360 là Tết tất niên, người Hmông gọi là ăn Tết Hmông - naox Hmôngz tsaz.
Từ Mặt Trời, Mặt Trăng trong thi ca văn chương người Hmông gọi là Nàng Trời, Chàng Trăng - Gâux Hnuz, Đrâus Hli - điều khác với một số tộc người. Những thập niên cuối thế kỷ XX, người Hmông vẫn giữ truyền thống ăn Tết Hmông.
Quây quần bên bữa cơm tất niên.
Từ khi thực hiện chỉ đạo chung của Nhà nước thông qua sự quán triệt của chính quyền cơ sở các địa phương, người Hmông mới ăn Tết Nguyên đán, tuy nhiên lác đác đây đó vẫn nhớ Tết Hmông và duy trì tập quán, nhất là vùng người Hmông phía Tây Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện.
So với âm lịch, Tết Hmông diễn ra có thể sớm trước từ nửa tháng cho đến chừng một tháng.
Đôi lứa say sưa trong điệu khèn.
Bởi vậy, những quan niệm hay các phóng sự trên VTV về người Hmông ăn Tết sớm là do: “Mùa màng đã hoàn tất”, “Ăn Tết sớm để làm mùa vụ sớm”, “Ăn Tết sớm để nghỉ ngơi”... đều không đúng nghĩa.
Mỗi làng Hmông thông thường có một thầy cúng, tuỳ theo xem ngày con gì, từ 25 tháng sửu - Nhux hli cho đến ngày 29, thầy tự nguyện làm lễ cúng Khai Tết tại tư gia, không nhất thiết phải giục giã, phải có sự tham dự của các thành viên trong dòng họ hay trong làng.
Lễ cúng Khai Tết chủ yếu xem vận hạn các hộ, dịp Tết nên cúng cầu cái gì, vị thần nào, như thần Cột nhà, thần Cửa, thần Gia súc... hay thần Sắt (nếu là thợ rèn đúc), Dược Vương (nếu chủ hộ đó biết hái thuốc lá chữa bệnh); hộ nào phải kiêng cấm như người trong gia đình không được đi chơi xa, hộ nào phải kiêng nước, lửa, kiêng sát sinh, kiêng đón khách lạ vào nhà...
Con rể đến thăm, lạy tạ bố mẹ vợ.
Những thông tin đó sẽ được các hộ tiếp nhận bằng cách đến hỏi hoặc người nhà thầy sẽ báo cho biết.
Trường hợp hộ nào đó sẽ làm chủ hội Gâu tào, thường khai hội vào ngày mồng Hai Tết, song do ngày này kiêng cấm nghiêm ngặt nên chuyển sang mồng Ba; tuy nhiên phải tương ứng với con giáp phù hợp thì công việc mới linh nghiệm.
Tục lệ tang ma, ngày thứ ba sau khi chôn cất, phải làm lễ rào mộ, tức là xếp đá quây xung quanh, nhưng nếu ngày đó gia đình thiếu nhân lực, vật liệu thì chỉ làm lễ và quây lấy lệ rồi sẽ hoàn tất vào lúc nào đó.
Cho đến chẵn 12 ngày, tương ứng với 12 tháng sẽ làm lễ giỗ đầu, gọi là uô xi, hay còn gọi là pua chu - puôs tsus.
Hiện nay, tuy đang dần hội nhập, giao thoa, lịch Hmông vẫn chi phối nhiều hoạt động trong cuộc sống, nhất là hoạt động sản xuất và các lễ tục tâm linh, trong đó, hoạt động Tết biểu hiện rõ nhất về phong tục.
Giã bánh dày đón Tết.
Những năm gần đây, ở các bản vùng cao vẫn có những gia đình tổ chức ăn Tết Hmông rồi lại ăn Tết Nguyên đán.
Đối với những địa phương người Hmông vẫn duy trì Tết Hmông từ xưa thì không tổ chức Tết Nguyên đán nữa, họ vui Tết cùng các tộc người lân cận, và đương nhiên người dân tộc khác cũng cùng chung sống cùng vui Tết với người Hmông rồi.
Tết Hmông là bản sắc dân tộc riêng, hoà vào bản sắc Việt Nam. Bởi bản sắc văn hoá dân tộc đã và muốn sẽ xây dựng, gìn giữ được sự "đậm đà", là do sự đa dạng của 54 dân tộc anh em.