THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 10:19

Nhiều vụ khai thác gỗ trái phép tại Tây Nguyên

Sự việc xảy ra trước đó, cơ quan chức năng huyện Kbang đã phát hiện tại lô 5, khoảnh 1 và lô 1, khoảnh 2 (đều thuộc tiểu khu 90, lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý) có một số cây gỗ giáng hương quý hiếm bị cắt hạ. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, 3 đối tượng đã tới công an huyện Kbang đầu thú. 

Nhiều vụ khai thác gỗ trái phép tại Tây Nguyên - Ảnh 1.

Cây giáng hương cổ thụ ở rừng Kbang

Liên quan đến vụ án trên, một cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết, theo thống kê ban đầu có khoảng 3 cây giáng hương cổ thụ bị cắt hạ trái phép, ước tính thiệt hại gần 20m3.

Tại cơ quan chức năng, các đối tượng khai nhận lợi dụng thời điểm mưa bão vừa qua để vào khu vực rừng giáng hương để cắt trộm.

Quần thể giáng hương cổ thụ tại huyện Kbang có hơn 407 cây (số liệu thống kê năm 2014), tập trung tại 27 khoảnh thuộc 7 Tiểu khu, nằm rải rác trên diện tích gần 8 nghìn ha rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý.

Đến cuối năm 2018, số giáng hương này chỉ còn khoảng 296 cây. Từ năm 2019 đến nay có hàng chục cây giáng hương bị đốn hạ.

Tại tỉnh Lâm Đồng rừng nguyên sinh bị tàn phá nghiêm trọng, tại hiện trường vụ phá rừng xảy ra tại lô b2, khoảnh 2, tiểu khu (TK) 249 thuộc địa bàn xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà.

Ông Đồng Văn Tuyên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lâm Hà cho biết, đây là lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý. Tuần trước, kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Đạ Đờn kiểm tra phát hiện 11 cây gỗ bị cưa hạ trái phép, ước thiệt hại hơn 20,4 m3 gỗ. Đối tượng vi phạm đã xẻ gỗ ngay tại rừng, lấy đi gần 17,6 m3, số gỗ còn sót lại tại hiện trường xấp xỉ 3m3.

Nhiều vụ khai thác gỗ trái phép tại Tây Nguyên - Ảnh 2.

Hiện trường phá rừng thuộc địa bàn xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà (Ảnh báo TP)

Hạt Kiểm lâm đã khoanh vùng đối tượng tình nghi. Đến ngày 20/11, kiểm tra phát hiện 23 phách gỗ bạch tùng với tổng khối lượng 1,555 m3 trong vườn cà phê của ông N.V.T (54 tuổi, trú thôn R'Hang Trụ, xã Phúc Thọ, Lâm Hà).

Các phách gỗ này có cùng chủng loại và chiều dài với những lóng gỗ bị cắt khúc tại hiện trường vụ phá rừng bị khai thác trái pháp luật. Đáng lưu ý, ông N.V.T là Tổ trưởng Tổ nhận khoán bảo vệ rừng ở TK 249, nơi hàng loạt cây cổ thụ vừa bị triệt hạ.

Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với công an lập biên bản tạm giữ toàn bộ số gỗ nêu trên; đồng thời lấy lời khai ông N.V.T.

Bước đầu ông N.V.T khai mua số gỗ trên của B.M.C (38 tuổi, trú cùng thôn). Qua nắm bắt thông tin tại địa phương, Hạt kiểm lâm xác định một nhóm gồm 6 đối tượng khai thác rừng trái pháp luật.

Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

"Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối (m3) đến dưới 25 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 5 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Khai thác thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn thiên nhiên;

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) đối với gỗ loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường;

g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng; h) Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức thấp nhất quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ hoặc e của khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.


LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh