THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:01

Nhiều tranh cãi xung quanh việc nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim "Đất rừng phương Nam"

Ngày 18/10, đại diện Trường THPT Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) xác nhận, nhà trường đã quyết định việc dừng đưa học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam”.

Theo thầy Lê Hữu Hân, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Đa cho biết, tổ Ngữ Văn của trường cũng dự định cho học sinh khối 10 đăng ký đi xem phim “Đất rừng phương Nam” vào chiều 28/10/2023 với giá 95.000 đồng/em. Tuy nhiên, do nội dung bộ phim vẫn còn nhiều ý kiến, dư luận khác nhau, nhà trường đã quyết định cho dừng việc đi xem phim này.

Tương tự, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP Hồ Chí Minh) cho biết, lãnh đạo nhà trường thống nhất quyết định dừng việc đưa học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam”.

Thư thông báo của tổ Văn Trường trung học phổ thông Thanh Đa.

Thư thông báo của tổ Văn Trường trung học phổ thông Thanh Đa.

“Trước đó, nhà trường đã có kế hoạch tổ chức cho các học sinh khối 10, 11 và 12 của trường đi xem phim “Đất rừng phương Nam” tại rạp, với giá là 60.000 đồng/em. Đây là hoạt động trải nghiệm của học sinh, hoàn toàn không ép buộc và đi vào những ngày không có tiết học tại trường. Tuy nhiên, do bộ phim này vẫn còn nhiều luồng ý kiến dư luận trái chiều khác nhau, nhà trường quyết định dừng việc đi xem phim này, chờ cơ quan chức năng có ý kiến cuối cùng về mặt nội dung bộ phim rồi có những phương án tiếp theo”, thầy Huỳnh Thanh Phú nói.

Trước đó, vào chiều 16/10, ngay sau khi thông tin việc Trường THCS Đồng Khởi (quận 1, TP Hồ Chí Minh) ban hành thư ngỏ, vận động học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam” lan truyền trên mạng xã hội, cô Hồ Thị Ngọc Sương, Hiệu trưởng nhà trường đã có các thông tin chính thức về việc này.

Theo đó, cô Hồ Thị Ngọc Sương đã thay mặt lãnh đạo nhà trường thừa nhận có thiếu sót trong việc dự định phát hành thư ngỏ vận động học sinh xem phim "Đất rừng Phương Nam". Đồng thời cho biết, đã thu hồi thư ngỏ, tạm ngưng kế hoạch đưa học sinh khối lớp 8, 9 đi xem phim “Đất rừng phương Nam” và xin chịu trách nhiệm toàn bộ về vụ việc.

Bức thư ngỏ của Trường trung học cơ sở Đồng Khởi gửi phụ huynh khối 8,9 (ảnh: PHCC)

Bức thư ngỏ của Trường trung học cơ sở Đồng Khởi gửi phụ huynh khối 8,9 (ảnh: PHCC)

Liên quan phim "Đất rừng phương Nam", trước đó, ngày 3/10, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng thông báo trường HUTECH đã đặt vé cho 1.000 sinh viên đi xem. "Thiệt tình cảm ơn với các trường, hội nhóm rất nhiệt tình ủng hộ đặt vé tập thể", đạo diện Nguyễn Quang Dũng bày tỏ.

Ngay sau những luồng thông tin trái chiều trên mạng xã hội, đại diện truyền thông của Trường HUTECH đã chính thức lên tiếng khẳng định, không có việc sinh viên bị trừ điểm rèn luyện hay học tập nếu không đi xem "Đất rừng phương Nam". 

Cùng với Trường HUTECH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) bị cộng đồng mạng "réo tên" liên tục, cho rằng nhà trường mua vé bộ phim "Đất rừng phương Nam" rồi ép học sinh đi xem.

Sau đó, bà Nguyễn Thảo Chi, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lên tiếng bác bỏ thông tin trên. Theo bà Chi, không có chuyện trường mua vé và ép sinh viên đi xem phim như mạng xã hội đăng tải. "Các hoạt động trải nghiệm văn hóa các tác phẩm mới hay các bộ phim mới phải xuất phát từ nhu cầu của sinh viên; không có chuyện ép buộc nào đến từ phía nhà trường", bà Nguyễn Thảo Chi giải thích. 

Nói thêm về nguyên nhân những lời đồn thổi, bà Nguyễn Thảo Chi cho biết có thể do sinh viên trong câu lạc bộ về sân khấu điện ảnh (thuộc khoa Văn học) kết nối, rủ nhau đi xem phim để trải nghiệm bộ phim mới. Đây là hoạt động định kỳ của câu lạc bộ khi có một bộ phim mới được chiếu ở rạp hoặc phát hành trên mạng, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ kết nối với nhau, mời các thành viên cùng tham gia và trải nghiệm nhằm phục vụ cho bộ môn Phê bình điện ảnh.

Đồng loạt nhiều trường, đặc biệt trường công lập ở TP Hồ Chí Minh, từ cấp THCS đến THPT rồi cả Đại học “thi nhau” vận động học sinh, sinh viên đi xem phim “Đất rừng phương nam” đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Nếu phụ huynh chỉ dừng lại ở mức độ phản đối thì các chuyên gia lại cho rằng có dấu hiệu “gắn mác” hoạt động trải nghiệm bồi dưỡng văn học, thẩm mỹ, bồi đắp tâm hồn, khơi gợi tình cảm tốt đẹp, tinh thần yêu nước... để thực hiện mục đích kinh doanh, mà cụ thể ở đây là bán vé xem phim “Đất rừng phương Nam”.

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi lấy bối cảnh năm 1945, thời điểm diễn ra nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp của nhân dân miền Nam. Bé An mồ côi mẹ bèn đi tìm cha giữa cuộc binh biến.

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi lấy bối cảnh năm 1945, thời điểm diễn ra nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp của nhân dân miền Nam. Bé An mồ côi mẹ bèn đi tìm cha giữa cuộc binh biến.

Được biết, bộ phim bị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thẩm định lại, sau đó Cục Điện ảnh đã có buổi làm việc với nhà sản xuất và thống nhất chỉnh sửa để khắc phục sự xôn xao dư luận về tính xác thực của lịch sử.

Cục Điện ảnh đưa ra, phim “Đất rừng phương Nam” đang trong quá trình thẩm định lại, sau khi có phản ánh từ khán giả về tính xác thực lịch sử. Cơ quan quản lý đã vào cuộc làm việc và có kết luận về hướng khắc phục

Cụ thể, “Đất rừng phương Nam” lên rạp sớm từ ngày 13/10 so với lịch công bố trình chiếu chính thức là 20/10. Trong và sau ngày chiếu đầu tiên, nhiều khán giả lên tiếng trên Facebook về nhiều thay đổi so với nguyên tác, bao gồm cả vai trò của Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn, về vai trò thực sự của 2 hội kín có nguồn gốc từ Trung Quốc này trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại vùng Nam Bộ những năm 1920 - 1930 (bối cảnh lịch sử mà phim chọn).

Trước dư luận đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Cục Điện ảnh thẩm định lại phim. Trong ngày 14/10, Cục đã có cuộc làm việc với đại diện nhà sản xuất.

Theo đó những tên “Nghĩa Hòa Đoàn” sẽ được sửa thành “Nam Hòa Đoàn,” còn “Thiên Địa Hội” thành “Chính Nghĩa Hội” nhằm tránh liên tưởng. Đầu phim được bổ sung dòng chữ thông báo phim chỉ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn quá cố Đoàn Giỏi.

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi lấy bối cảnh năm 1945, thời điểm diễn ra nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp của nhân dân miền Nam. Bé An mồ côi mẹ bèn đi tìm cha giữa cuộc binh biến.

Trên hành trình phiêu lưu của An, truyện như dẫn người đọc qua những vùng thiên nhiên trù phú, nét đẹp văn hóa của vùng 6 tỉnh Nam Kỳ cũng như trải nghiệm tính khí hào hiệp, tinh thần bám đất bám rừng, yêu nước, kháng Pháp của người dân nơi đây.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh