THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:25

Nhận định về bài thi Khoa học tự nhiên kỳ thi THPT quốc gia 2020

Về phân bổ nội dung kiến thức bài thi Khoa học tự nhiên

Mỗi môn thi thành phần (Vật lí, Hóa học và Sinh học) vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 60 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Trong đó, 90% câu hỏi vẫn thuộc chương trình lớp 12, 10% câu hỏi thuôc lớp 11. Riêng môn Hóa học, do đặc thù môn học nên chỉ có 15% câu hỏi thuộc lớp 11, còn lại 85% câu hỏi thuộc lớp 12. Các câu hỏi thuộc lớp 12 phần lớn nằm ở chương trình học kì I. Có thể quan sát tỉ lệ câu hỏi qua bảng sau:

Vật lí

Hóa học

Sinh học

Tỷ lệ của lớp 11, 12

Tỉ lệ: 90% lớp 12, 10% lớp 11

Lớp 12: 85% (34/40 câu).

Lớp 11: 15% (6/40 câu).

Tỉ lệ: 90% lớp 12, 10% lớp 11

Tỷ lệ của học kỳ I/II của lớp 11

Học kì I: 2 câu (chiếm 5%): thuộc các chương Điện tích – Điện trường và Dòng điện không đổi.

Học kì I: 4 câu (chiếm 10%), thuộc các chương: cacbon-silic, hiđrocacbon no, sự điện li, nitơ-photpho.

100% học kì I lớp 11, chương chuyển hóa vật chất và năng lượng

Học kì II: 2 câu (chiếm 5%): thuộc các chương Từ trường và Mắt, Các dụng cụ quang

Học kì II: 2 câu (chiếm 5%), thuộc các chương: hiđrocacbon không no, hiđrocacbon thơm.

 

Tỷ lệ của học kỳ I/II của lớp 12

Học kì I: 22 câu (chiếm 55%): thuộc các chương Dao động cơ; Sóng cơ và Điện xoay chiều.

Học kì I: 21 câu (chiếm 52,5%), thuộc các chương: este-lipit, amin-amino axit-protein, cacbohidrat, polime, đại cương kim loại.

Học kì I: 25 câu (chiếm 62,5%), thuộc các chương Di truyền và biến dị 8 câu, Quy luật DT 11 câu, ứng dụng DT 2 câu, DT quần thể 3 câu, DT người 1 câu.

Học kì II: 14 câu (35%): thuộc các chương Dao động và sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng và Hạt nhân nguyên tử.

Học kì II: 13 câu (Chiếm 32,5%), thuộc các chương: kim loại kiềm-kim loại kiềm thổ-nhôm, sắt và một số kim loại quan trọng.

Học kì II: 11 câu (27,5%), thuộc các chương Tiến hóa 4 câu, sinh thái 7 câu.

Về độ khó của các bài thi thành phần

70% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, 30% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao. Các câu ở mức độ Nhận biết chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, một số ít rơi vào lớp 11. Nhận định cụ về những câu hỏi vận dụng và vận dụng cao của từng môn, cụ thể:

Nhận định về bài thi Khoa học tự nhiên kỳ thi THPT quốc gia 2020 - Ảnh 2.

Chiều tối 3/4, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.

Môn Vật lí: Có khoảng 10 % câu hỏi Vận dụng cao vẫn rơi vào các chương Dao động cơ, Sóng cơ và Điện xoay chiều, thuộc chương trình Vật lí 12 như các năm trước đó. Câu hỏi Vận dụng cao thuộc chương Dao động cơ là một câu hỏi khá quen thuộc về dao động của con lắc đơn trong điện trường. Câu Vận dụng cao thuộc chương Sóng cơ cũng là một bài toán không mới về khoảng cách trong giao thoa sóng. Đa phần các câu Vận dụng cao tập trung ở chương Điện xoay chiều (2 câu), nằm trong phần kiến thức về mạch điện xoay chiều R,L, C có các thông số thay đổi, đồ thị điện.

Môn Hóa học: 12,5% câu hỏi (5 câu) của đề thi ở mức độ Vận dụng cao. Trong 5 câu này không có câu nào thuộc kiến thức lớp 11, các câu tập trung vào nội dung chương trình học kì I lớp 12 (este-lipit, amin-amino axit-protein, đại cương kim loại). Các câu hỏi khó và cực khó là các câu: 76, 77, 78, 79, 80. Ngoài ra, trong 5 câu ở mức độ Vận dụng cao thì có đến 3 câu thuộc chương este – lipit, là chương thuộc chương trình học kì I lớp 12. Điều đặc biệt là tương tự như đề thi THPTQG năm 2019 và khác với đề thi các năm trước, đề thi có 1 câu liên quan đến thực hành thí nghiệm ở mức độ Vận dụng cao, đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất thí nghiệm, các thao tác thực hành thí nghiệm cũng như có khả năng suy luận mới làm được câu hỏi này.

Môn Sinh học:  30% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng, Vận dụng cao, thuộc chuyên đề Cơ chế di truyền và biến dị, Quy luật di truyền, Di truyền quần thể và Di truyền người. Các câu hỏi khó và cực khó là các câu 117, 118, 119, 120, chứa nhiều dữ liệu gây rối, học sinh cần tỉnh táo mới có thể hoàn thành.

HÒA THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh