THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 02:25

Nhà trường, doanh nghiệp, người học phải kết nối với nhau trên nguyên tắc cân bằng

 

Doanh nghiệp tham gia đào tạo lớp sửa chữa điện thoại cho sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Mai Đan.

 

Nguyên nhân khiến sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp gặp khó khăn

Trước thực tế trên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sinh viên yếu về thực hành, việc đào tạo chưa sát với sử dụng là thực tế phổ biến trong các trường đại học của chúng ta hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa đạt được như mong muốn.

Trên thực tế khâu dự báo thị trường của chúng ta còn yếu, bản thân các trường đại học nói chung khi đào tạo cũng chưa thực sự quan tâm tới nhu cầu của thị trường, ít nhất là thị trường trong vòng 4 - 5 năm, mà chủ yếu đào tạo theo năng lực mình có.

Ngay trong quá trình tuyển sinh cũng chủ yếu quảng bá về năng lực đào tạo mà thiếu hàm lượng thông tin dự báo thị trường, có những ngành hiện tại có thể đang “hót” nhưng 4-5 năm sau không còn “hót” nữa và ngược lại, những ngành hiện tại tưởng chừng không được xã hội

quan tâm thì sau một thời gian xã hội lại cần. Do vậy, việc dự đoán được nhu cầu dài hạn, từ đó đưa ra được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thiết kế được chương trình giảng dạy phù hợp là rất cần thiết.

Theo Bộ trưởng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp gặp khó khăn, thứ nhất là doanh nghiệp có quy trình làm việc, vì vậy sinh viên thực tập khó được giao công việc trong các quy trình này.

Thứ hai chương trình sinh viên học so với thực tiễn còn khoảng cách, do vậy khi sinh viên đến doanh nghiệp chưa thể cập ngay được vào công việc, thậm chí còn ngại ngần tự ti khi được giao việc.

Nguyên nhân thứ ba là từ chính bản thân sinh viên, một số bạn vẫn coi thời gian thực tập như một phần phải hoàn thành của quá trình học mà chưa coi đó là thời gian để được nhúng mình vào thực tế, điều đó làm cho doanh nghiệp không mặn mà trao truyền cho các bạn những kinh nghiệm thực tiễn.

 Các trường đại học phải thay đổi

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường khi mở ngành phải rất chú trọng dự báo nhu cầu của thị trường. 3 yếu tố nhà trường - doanh nghiệp - người học phải kết nối với nhau trên nguyên tắc cân bằng. Chúng ta phải nhìn nhận rõ, các trường đại học phải có trách nhiệm trong thiết kế chương trình và có trách nhiệm với người học. Nếu không làm được điều đó, các trường cũng sẽ dần không có người học. Các trường đại học phải thay đổi, các thầy cô cũng phải thay đổi để bám sát với thực tiễn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2017, Bộ GD&ĐT đã thí điểm 2 mô hình đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghệ thông tin và du lịch. Theo đó, khoảng thời gian đào tạo ngoài nhà trường chiếm tới 30-50% số tín chỉ.

Các trường đại học liên kết với các doanh nghiệp cùng đào tạo, đào tạo thông qua thực tiễn, các tín chỉ được hình thành thông qua thực tiễn, sinh viên được nhúng mình vào hoạt động của doanh nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường. Có như thế, những sản phẩm sau khi ra trường mới đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

HOA HẠ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh