CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:10

Nhà nước chỉ quy hoạch những ngành hạ tầng thiết yếu

Nhiều bộ giữ quy hoạch như một “giấy phép con”, tạo cơ chế xin- cho
Tờ trình dự án Luật quy hoạch nêu rõ, sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước đã có nhiều thay đổi, quy mô nền kinh tế lớn gấp nhiều lần trước đây, trong khi công tác quy hoạch chưa theo kịp trước sự đổi mới và đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây khó khăn trong điều hành phát triển kinh tế-xã hội của các cấp, các ngành, làm lãng phí nguồn lực của đất nước. 
Những hạn chế, bất cập được chỉ ra cụ thể gồm quy hoạch được lập quá nhiều nhưng chất lượng quy hoạch thấp, quy hoạch không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu tính khả thi gây lãng phí nguồn lực của đất nước; quy hoạch thiếu gắn kết, không thống nhất và còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch; quy hoạch chưa thể hiện được vị trí, vai trò là công cụ của nhà nước để điều hành phát triển kinh tế-xã hội và sự kết nối giữa chiến lược với kế hoạch dẫn đến sự thiếu gắn kết trong mục tiêu, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện. 

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Đặng Huy Đông phát biểu tại Hội thảo
Báo cáo trước Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư - Đặng Huy Đông cho rằng, quy hoạch hiện tại ở nhiều lĩnh vực của Việt Nam chưa thể hiện được vai trò là định hướng phát triển kinh tế xã hội. Với mục tiêu ngăn chặn tình trạng quy hoạch tràn lan hiện nay, dự luật lần này đã đề xuất bỏ quy hoạch sản phẩm ở cấp quốc gia - vốn được sử dụng lâu nay như một dạng "giấy phép con", gây cản trở hoạt động về đầu tư, kinh doanh.
Dẫn trường hợp cụ thể tại Bộ Công Thương, ông Đông cho rằng những trường hợp như quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, quy hoạch cá tra, cá rô phi... là vô lý, không đi theo nhu cầu phát triển của thị trường, nền kinh tế.Theo đại diện cơ quan soạn thảo, sản phẩm phát triển tới đâu là do nhu cầu thị trường, không chỉ trong nước, mà cả quốc tế. Ông Đông cho biết, cơ quan soạn thảo đã nhận được đồng thuận rất cao việc bỏ quy hoạch ngành sản phẩm,  bởi đây chính là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng là cái cớ để xin – cho
Thẩm tra về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng cho biết, cơ quan này đồng ý loại bỏ các quy hoạch sản phẩm. Thay vào đó, các sản phẩm cụ thể sẽ được quản lý bằng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kinh tế...
“Điều này sẽ giúp bỏ được những loại giấy phép con, là bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh. Quy hoạch sản phẩm thường có độ trễ so với thị trường. Vì thế nên để cho thị trường quyết định”, ông Thanh nhấn mạnh.
Tạo sự thống nhất của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương
Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, việc ban hành Luật Quy hoạch là rất cần thiết nhằm bảo đảm tính pháp lý, cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, bám sát nhu cầu phát triển, định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của đất nước và là công cụ quan trọng trong điều hành phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời nguyên tắc xây dựng dự án Luật này cần đáp ứng yêu cầu tạo sự thống nhất của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động quy hoạch đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. 
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá trong Báo cáo tổng kết về công tác quy hoạch đã đưa ra các nhận định công tác quy hoạch của chúng ta còn thấp, thiếu đồng bộ, tính khả thi còn hạn chế, thiếu ổn định và tầm nhìn dài hạn.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, có những nguyên nhân từ hệ thống pháp luật, chi phí cho công tác này lớn, chính vì vậy cần thiết có luật để khắc phục sự hạn chế về mặt thể chế. 
Theo ông Uông Chu Lưu, dự thảo Luật Quy hoạch là luật hình thức, "luật này không thể thay thế hết các chuyên ngành khác" và nhấn mạnh luật này ra đời để lập lại trật tự, kỷ cương, bảo đảm cho tính thống nhất trong quy hoạch để hoạt động này hiệu quả hơn. 
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng,  quy hoạch bắt buộc phải gắn với chiến lược phát triển, nghị quyết của Đảng; quy hoạch cần được quy định theo hướng quy hoạch được lập theo thứ bậc từ trên xuống dưới; quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp trên. 
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề cập tới sự lãng phí khi có quá nhiều quy hoạch và đề nghị ban soạn thảo cần phân tích thêm những hạn chế trong công tác quy hoạch thời gian qua, qua đó đánh giá xem số chi phí cho công tác quy hoạch được giảm bao nhiêu phần trăm sau khi Luật Quy hoạch được thi hành. 
 Giải trình thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết,  nếu phương án quy hoạch tổng thể quốc gia được thông qua thì số lượng quy hoạch sẽ giảm xuống, kinh phí dự kiến sẽ giảm từ 8.000 tỷ đồng như hiện nay xuống chỉ còn 248 tỷ đồng.
Trước băn khoăn dự thảo luật nếu được thông qua có phá vỡ quy hoạch hiện nay, ông Đông cho biết,  nếu phương án quy hoạch tổng thể quốc gia được thông qua thì sau đó sẽ rà soát các quy hoạch hiện hữu và một Hội đồng sẽ thẩm định các quy hoạch để giữ lại quy hoạch còn hiệu quả, bỏ quy hoạch chồng chéo. Sau quy trình đó, lần đầu tiên sẽ có bản quy hoạch tổng thể quốc gia tích hợp cả quy hoạch ngành, địa phương dựa theo chiến lược phát triển kinh tế.

Chiều 16/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến phát biểu đều khẳng định sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cho rằng luật được ban hành sẽ thể chế hoá đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác này. Đồng thời đây sẽ là văn bản pháp luật điều chỉnh thống nhất về lĩnh vực này; bảo đảm tính kế thừa và phát huy tác dụng tốt của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; khắc phục được những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này trong tình hình hiện nay.

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài khi mang vào Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ; bổ sung quy định về sử dụng vũ khí quân dụng.

Liên quan đến việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, một số ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về hoạt động rà phá bom mìn, xử lý ô nhiễm bom mìn vì hiện nay hoạt động này đang được thực hiện bởi nhiều tổ chức với nhiều nguồn vốn khác nhau, công tác quản lý chưa thống nhất, còn bất cập.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng, Điều 5 của dự án Luật về hành vi bị cấm còn chưa cụ thể; đề xuất cần “quy định rõ hành vi, đối tượng bị cấm; cấm ai, ai cấm, cấm cái gì, vì sao cấm thì phải nêu rõ, còn quy định như Điều 5 thì chung chung quá”. Đồng thời, quy định nổ súng như dự thảo Luật cũng chưa cụ thể, còn chung chung, khó vận dụng trong thực tiễn; dự thảo Luật cần nghiên cứu, xây dựng các quy định cụ thể về nổ súng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội và một số ý kiến ý kiến cho rằng dự án Luật cũng cần có những quy định cụ thể về điều kiện sức khỏe, tâm lý của những người được trang bị vũ khí, tránh tình trạng do những điều kiện về sức khỏe, tâm lý mà người được trang bị vũ khí lạm dụng vũ khí; không kiểm soát được hành vi trong quá trình sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

THÁI AN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh