THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:11

Nhà đầu tư tố Công ty chứng khoán VPS "siết nợ” hàng chục tỷ đồng cổ phiếu để trả khoản vay ký quỹ (Margin)

Nếm trái đắng vì thỏa thuận ủy quyền với Giám đốc tư vấn đầu tư chứng khoán VPS

Theo ông N.Đ.K (tên nhân vật đã được thay đổi), khoản vay margin lên đến gần 40 tỷ đồng này bắt nguồn từ thỏa thuận “Hợp tác đầu tư chứng khoán” giữa ông với Gám đốc Tư vấn đầu tư Công ty VPS là ông Đ.A.V. Hợp đồng có thời hạn 1 năm (từ 12/11/2021 đến 12/11/2022).

Hợp đồng không số với nội dung ông K (bên A) không có quyền can thiệp giao dịch đầu tư tại TKCK mang tên mình, nếu can thiệp sẽ đồng nghĩa chấm dứt hợp đồng… và bên B được quyền sử dụng đòn bẩy tài chính khi thấy cần thiết. Căn cứ vào các điều khoản thì bản chất đây là thỏa thuận ủy quyền để thực hiện toàn bộ giao dịch chứng khoán thay cho thay nhà đầu tư. Việc này là hoàn toàn trái với Thông tư 121/2020/TT-BTC  của Bộ Tài chính: “Công ty chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán không được thực hiện đầu tư thay cho khách hàng”, và trái với quy tắc đạo đức hành nghề.

Theo ông K, các khoản vay Magin hàng chục tỷ đồng là do Giám đốc Tư vấn đầu tư công ty VPS tự ý vay trong thời gian “nhận ủy quyền” để thay ông thực hiện toàn bộ giao dịch chứng khoán mà kông không hề hay biết.

Theo ông K, các khoản vay Magin hàng chục tỷ đồng là do Giám đốc Tư vấn đầu tư công ty VPS tự ý vay trong thời gian “nhận ủy quyền” để thay ông thực hiện toàn bộ giao dịch chứng khoán mà kông không hề hay biết.

Thực hiện hợp đồng, từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022, ông K. đã chuyển 117 tỷ đồng vào TKCK mang tên ông được mở tại VPS. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mua bán cổ phiếu, ông chỉ được nghe báo cáo không đầy đủ từ hai nhân viên của VPS theo chỉ đạo của ông V (GĐ Tư vấn đầu tư VPS).

Qua nhiều lần yêu cầu thì đến tháng 10/2022 (Thời điểm hợp đồng giữa 2 bên chỉ còn tính bằng ngày), ông V. mới thông báo, sao kê đầy đủ. Lúc này ông K. mới biết số lỗ đã trên 77 tỷ đồng, chiếm 66,6% tổng tài sản. Chưa dừng lại, thời điểm này ông K. mới nhận ra mình đã trở thành con nợ của VPS từ lúc nào không hay, khi tá hỏa phát hiện khoản vay Margin hàng chục tỷ đồng “từ trên trời rơi xuống”.

Ông K. bức xúc: Tôi không hề biết đến khoản vay này và cũng không có nhu cầu vay, bởi tôi đủ khả năng tài chính và cũng không dại đến mức phải vay Margin để phải trả lãi suất cao. Theo ông, khoản vay này là do ông V - Giám đốc Tư vấn đầu tư công ty VPS đã tự ý vay ký quỹ của VPS vào tài khoản của mình mà ông hoàn toàn không được biết.

“Đến nay, phía Công ty VPS đã tiến hành bán cưỡng bức 45 tỷ đồng cổ phiếu của tôi để trả nợ vay giao dịch ký quỹ (Margin), bao gồm cả gốc và lãi, và số tiền vay Margin như VPS thông báo thì vẫn còn hàng tỷ đồng mà tôi phải thanh toán” - ông K. ngao ngán.

Điều kỳ lạ thay, trong Công văn số 139/2029 ngày 01/2/2023 do phía VPS gửi ông K. để yêu cầu ông trả nợ, phía VPS đã căn cứ vào Hợp đồng mua bán chứng khoán số 174196/TH/2022/HO ký ngày 25/7/2022 giữa VPS và khách hàng để yêu cầu ông K. “hoàn trả các khoản tiền mua”. Ông K. khẳng định bản thân không hề biết đến bản hợp đồng kia, đồng thời đặt nghi vấn: “Phải chăng những hợp đồng mua bán chứng khoán kia đang được phía VPS phù phép thành những khoản vay Margin” không có thật?.

Sự vào cuộc kéo dài đến khó hiểu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Trước hàng loạt công văn đòi nợ từ VPS, ông K. đề nghị phía VPS làm rõ hợp đồng được cho là giả mạo này mới tiến hành biện pháp thu nợ. Nhưng VPS đã không tiến hành làm rõ mà vẫn ngang nhiên bán cưỡng bức cổ phiếu trong tài khoản của ông (mở tại VPS). Việc làm này đã gây thiệt hại rất lớn về tài sản của ông.

Đồng thời, ông K. đã làm đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng cầu cứu. Theo nội dung đơn ngày 6/1/2023, gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), ông K cho rằng: VPS đã tự ý mở khống tài khoản ký quỹ của khách hàng; VPS để các nhân viên thực hiện đầu tư chứng khoán cho khách hàng trái phép và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ông hàng chục tỷ đồng; VPS tự ý ký hợp đồng mua bán chứng khoán giả tạo và vi phạm quy định cấm về cho vay tại khoản 1, Điều 27, Thông tư 121/2020/TT-BTC.

Theo ông K. do phía VPS dọa dùng biện pháp bán cưỡng bức cổ phiếu của ông để thu nợ nếu ông không “cam kết không khiếu nại VPS”. Lo sợ thất thoát tài sản quá lớn trước khi sự việc được cơ quan chức năng giải quyết, ông đành phải viết và ký vào cam kết “không khiếu nại VPS” theo đúng nội dung VPS soạn thảo. Và “nội dung cam kết” trái pháp luật kể trên liền được VPS đưa vào nội dung báo cáo kết quả giải quyết Đơn của ông K với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Làm việc với chúng tôi, đại diện Công ty VPS khẳng định, phía VPS không ép buộc ông K. và bản cam kết là do ông K. tự viết. Đối với các khoản vay magin là do ông K. thực hiện trên tài khoản của mình. Còn Hợp đồng mua bán chứng khoán số 174196/TH/2022/HO trong thông báo gửi ông K. chỉ là do “lỗi hệ thống”.

Liên quan đến ông Đ.A.V (Giám đốc Tư vấn đầu tư) “nhận ủy quyền” để thực hiện toàn bộ giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư, đại diện VPS cho biết, theo quy định nhân viên chứng khoán không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư. Việc can thiệp vào tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư là không đúng quy định hành nghề chứng khoán, quy định của công ty và trái với đạo đức nghề nghiệp.

Điều khó hiểu ở đây - GĐ tư vấn đầu tư của VPS, là người rất am hiểu về quy định Pháp luật cũng như quy định của Công ty thì tại sao lại nhận ủy quyền đầu tư từ khách hàng?.

Để làm sáng tỏ sự việc, PV đã trao đổi với ông Đ.A.V, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty VPS. Theo đó, ông V. đã bác bỏ mọi cáo buộc của ông K. và cho rằng mọi giao dịch đều được ông tuân thủ và thông báo đầy đủ cho ông K.

Sự việc nhà đầu tư tố cáo Công ty chứng khoán VPS và Giám đốc Tư vấn đầu tư của công ty này tưởng chừng đơn giản và nằm trong phạm vi xử lý của UBCKNN, tuy nhiên đến nay, đã gần 10 tháng trôi qua, phía UBCKNN vẫn chưa xử lý dứt điểm. Việc chậm trễ này theo ông K. là đã đã tạo điều kiện cho phía VPS tiến hành cường bức tài khoản chứng khoán của ông.

Đối với việc ông Đ.A.V, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty VPS nhận ủy quyền để thực hiện toàn bộ giao dịch của khách hàng, đại diện Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, “sự việc có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, để xử lý hành vi, trách nhiệm của cá nhân thì không khó, nhưng UBCKNN còn phải chờ giải trình từ phía VPS để xác định trách nhiệm của các bên. Hiện Thanh tra UBCKNN đã chuyển đơn cho Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán để rà soát, kiểm tra, xử lý. Trong trường hợp Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty VPS vi phạm thì UBCKNN sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Tuy nhiên, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của khách hàng đến nay chỉ mới dừng lại ở mức độ “văn bản” của UBCKNN với nội dung “giao đơn vị chức năng xem xét việc tuân thủ pháp luật chứng khoán của VPS trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng”… mà không biết đến bao giờ mới xử lý dứt điểm.

Cũng theo đại diện Thanh tra UBCKNN, việc anh trai ông V – Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty VPS hiện nay đang là lãnh đạo văn phòng của UBCKNN không ảnh hưởng gì đến quá trình giải quyết đơn thư, khiếu nại của ông K.

CHU LƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh