THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 06:01

Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm “đòn bẩy” giúp phát triển kinh tế tại Bình Dương

Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là người nghèo, người thu nhập thấp. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương cho vay đối với người lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 bằng nguồn vốn địa phương trên cơ sở rà soát đối tượng từ Ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương, tính đến ngày 31/10, ngân hàng chính sách đã cho vay 914.790 triệu đồng, với 17.870 khách hàng vay vốn. Trong đó: Người lao động 17.862 dự án, với 17.862 người; cơ sở sản xuất kinh doanh 8 dự án, với số lao động 80 người.

 
Mô hình rau sạch nhiều nông dân phát triển kinh tế

Mô hình rau sạch nhiều nông dân phát triển kinh tế

Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã hỗ trợ nhiều đối tượng lao động yếu thế như lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

 

Anh Trần Văn An ( thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đã gắn bó với sản xuất nông nghiệp hơn 20 năm nay. Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có vốn đầu tư nên anh chỉ sản xuất trên diện tích nhỏ. Được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, năm 2019, gia đình anh được hỗ trợ cho vay 100 triệu đồng, anh đã quyết định trồng cây ngắn ngày để nhanh thu hồi vốn và đảm bảo thu nhập cho gia đình. "Tôi quyết định đầu tư hệ thống tưới và giống để trồng rau theo hình thức cuốn chiếu. Mỗi ngày cho thu hoạch trên 600kg rau các loại, bình quân mỗi tháng thu nhập của gia đình anh đạt trên 12 triệu đồng”, anh An chia sẻ.

Bà Trần Ngọc Hà ( TP. Thuận An, Bình dương) đã sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm để mua máy may và nhận nguyên phụ liệu gia công tại nhà với sản phẩm gia công là một số công đoạn làm ba lô, túi xách. Số tiền vay được bà đã mua được 3 chiếc máy may. Các con bà cũng nhờ mô hình này mà có thêm thu nhập từ việc may gia công ngoài giờ làm việc tại công ty. Bình quân mỗi tháng, 03 lao động con của bà đã có thêm thu nhập hơn 15 triệu đồng. Không chỉ vậy, bà Hà còn nhận thêm sản phẩm để các chị em phụ nữ trong xã nhận hàng về làm gia công tại nhà, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động.

Sau khi học xong lớp 12, anh Nguyễn Hoàng Hiệp (cư trú tại Tân Uyên, Bình Dương) quyết định đi làm kiếm tiền để phụ giúp gia đình và nuôi các em ăn học. Anh bàn với cha mẹ vay tiền từ Quỹ quốc gia về việc làm để đi hợp tác lao động bên Nhật. Được cha mẹ đồng ý, anh đã vay 80 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội. “Tôi nghĩ giờ đi làm công nhân mỗi tháng cũng chỉ được 5 đến 8 triệu đồng, chỉ đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày thì khó mà phát triển kinh tế gia đình. Thấy các anh chị đi hợp tác lao động ở Nhật sau 3 năm về cũng được khoảng 400 -600 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Hiện tôi đã học tiếng và phỏng vấn xong, tuy nhiên tình hình dịch Covid-19 nên chưa đi được. Tôi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 và đang đợi công ty gọi đi”, anh Hiệp chia sẻ.

Có thể khẳng định, việc triển khai, thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn cả nước đã mang nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, đơn vị và người lao động tạo việc làm mới, tự giải quyết việc làm

Có thể khẳng định, việc triển khai, thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn cả nước đã mang nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, đơn vị và người lao động tạo việc làm mới, tự giải quyết việc làm

Hiện nay, NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Dương đang thực hiện 11 chương trình tín dụng về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập trung chủ yếu là chương trình hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình giải quyết việc làm. Từ hoạt động tín dụng chính sách xã hội, trong 05 năm qua đã hỗ trợ vốn cho hơn 119.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng số tiền cho vay là 3.288 tỷ đồng, góp phần tích cực giúp cho hơn 10.000 lượt hộ vượt ngưỡng nghèo vươn lên làm giàu; hơn 5.000 học sinh, sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn, hơn 39.000 lao động được duy trì, tạo việc làm mới; xây dựng mới và sửa chữa hơn 94.000 công trình nước sạch đạt chuẩn quốc gia; giải ngân cho 103 hộ vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Những kết quả đạt được đã góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho 49 xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen ở địa phương.

Có thể khẳng định, việc triển khai, thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn cả nước đã mang nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, đơn vị và người lao động tạo việc làm mới, tự giải quyết việc làm. Với cách triển khai cho vay thiết thực, với đúng nhu cầu, đối tượng cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm mà nhiều cách làm mới trong trồng trọt và chăn nuôi của các hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương. Qua đó giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh