THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:36

Phú Yên:

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo

Nguồn vốn cho vay trong 8 tháng đầu năm đã giúp hơn 3.400 hộ vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tạo việc làm cho gần 6.500 lao động, hơn 3000 hộ có tiền trang trải chi phí học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.Trong đó, cho vay hộ nghèo 8 tháng đầu năm 2023 là 32 tỷ đồng/658 hộ, dư nợ 182 tỷ đồng/4.088 hộ; cho vay hộ cận nghèo 93 tỷ đồng/1.849 hộ, dư nợ 604 tỷ đồng/14.178 hộ; cho vay hộ mới thoát nghèo 19 tỷ đồng/376 hộ, dư nợ 824 tỷ đồng/21.697 hộ; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 48 tỷ đồng/3.045 hộ, dư nợ 316 tỷ đồng/7.542 hộ/8.289 học sinh-sinh viên; Cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP (là một trong 5 chương trình tín dụng chính sách xã hội thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP) 26 tỷ đồng/534 hộ, dư nợ đến 53 tỷ đồng/959 hộ.

Nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay đến 605 thôn (buôn, khu phố) của 110 xã, phường, thị trấn; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng khó khăn, vùng nông thôn. Nguồn vốn cho vay trong 8 tháng đầu năm đã giúp hơn 3.400 hộ vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tạo việc làm cho gần 6.500 lao động, hơn 3000 hộ có tiền trang trải chi phí học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.           

Theo chân chị Trần Thị Bé - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm vay vốn Khu phố 4, phường Hòa Vinh, TX Đông Hòa, chúng tôi đến thăm hộ gia đình chị Nguyễn Thị Của cùng khu phố 4 với chị Bé. Chị Của trước đây là hộ nghèo, nhờ vay vốn tín dụng chính sách làm ăn, đến năm 2020 gia đình đã thoát nghèo. Năm 2021, chị vẫn tiếp tục được vay vốn tín dụng chính sách theo chương trình hộ cận nghèo để mua bò chăn nuôi. Rồi đến cuối năm 2022, gia đình chi Của đã hết hộ cận nghèo nhưng vẫn tiếp tục được vay 30 triệu đồng đối với hộ mới thoát nghèo. Với số tiền vay được, gia đình chị Của mua 2 con bò chăm sóc. Từ lúc vay vốn nuôi bò đến nay, chị đã bán được 2 con bò 52 triệu đồng để trả nợ ngân hàng, đến nay gia đình vẫn còn “của để dành” là 4 con bò trong chuồng. Có được số vốn tích lũy đó, lầ nhờ vợ chồng biết tính toán làm ăn dành dụm từ nguồn thu nhập ruộng lúa, chồng chạy thêm xe công nông thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng để trang trải sinh hoạt thường xuyên của gia đình. Còn nguồn vốn từ nuôi bò là để tích lũy. Đây chính là nền tảng để “thoát nghèo bền vững”.

Từ vay vốn mua 2 con bò chăn nuôi, đến nay chuồng bò chị Phan Thị Tư đã tăng thêm được 4 con bò, là nguồn vốn để thoát nghèo bền vững rất hiệu quả.

Từ vay vốn mua 2 con bò chăn nuôi, đến nay chuồng bò chị Phan Thị Tư đã tăng thêm được 4 con bò, là nguồn vốn để thoát nghèo bền vững rất hiệu quả.

Cũng như gia đình chị Của, chị Phan Thị Tư ở thôn Thạch Tuân 2, xã Hòa Thịnh Đông, TX Đông Hòa trước đây cũng là hộ nghèo, nhờ được vay 50 triệu đồng vốn để chăm nuôi bò, đến nay gia đình đã thoát nghèo, nay chuồng bò nhà chị đã có 4 con bò. “Việc chăn nuôi bò ở TX Đông Hòa ở các xã vùng nông nghiệp khá thuận lợi, vì nơi đây bà con đều có ruộng trồng lúa, đồng cỏ tự nhiên khá nhiều là nguồn thức ăn dồi đào cho bò. Vì vậy mà chăn nuôi không tốn kém mấy. Bà con vay vốn chăn nuôi bò chăm sóc một vài năm bán đi đủ trả tiền ngân hàng mà còn lại dư vài con bò làm vốn tích lũy”. Anh Nguyễn Hiệp Quốc Vũ-Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên chia sẻ.        

Ông Hồ Văn Thục - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên cho biết, trong giai đoạn 2021-2023, NHCSXH đã bám sát các chỉ đạo của cấp trên, chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện và Cấp ủy chính quyền địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đến 110 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Trong đó, tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay tại các huyện miền núi, vùng nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển…, tạo điều kiện thuận lợi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Hàng năm, Chi nhánh chủ động phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Sở GD-ĐT, Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, Ban dân tộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch vốn sát nhu cầu thực tế, triển khai cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng, thực hiện kiểm tra giám sát, phối hợp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Từ vay vốn mua 2 con bò chăn nuôi, đến nay chuồng bò chị Phan Thị Tư đã tăng thêm được 4 con bò, là nguồn vốn để thoát nghèo bền vững rất hiệu quả.

Từ vay vốn mua 2 con bò chăn nuôi, đến nay chuồng bò chị Phan Thị Tư đã tăng thêm được 4 con bò, là nguồn vốn để thoát nghèo bền vững rất hiệu quả.

Thông qua phương thức ủy thác 4 tổ chức chính trị-xã hội, cùng với mô hình quản trị điều hành Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã là thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện; hệ thống Điểm giao dịch tại UBND các xã (phường, thị trấn) và mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) thành lập tại các thôn (buôn, khu phố) đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước nhanh, thuận lợi, giảm thời gian và chi phí.

Giúp trên 10 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo:

Theo đánh giá của ông Hồ Văn Thục - Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Yên, nguồn vốn tín dụng chính sách đã phát huy vai trò là công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giúp các địa phương có thêm nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, ổn định an ninh chính trị, ngăn ngừa và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. 

Trong giai đoạn 2021-2022, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đã góp phần giúp trên 10 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Hơn 12.000 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập; gần 50.000 công trình công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng mới; hơn 12.000 hộ vùng khó khăn được vay vốn sản xuất kinh doanh; 187 hộ nghèo và cán bộ, công chức, viên chức người lao động có thu nhập thấp vay vốn xây dựng nhà ở; 22 doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc cho 9.578 lượt người lao động.

Ông Hồ Văn Thục - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên.

Ông Hồ Văn Thục - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên.

Đồng thời, nguồn vốn tín dụng chính sách có vai trò hết sức quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đáng kể trong việc thực hiện hoàn thành 6/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiệu quả vốn tín dụng chính sách góp phần nâng cao đời sống của người dân tại các xã xây dựng nông thôn mới, như: giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, chi phí học tập học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường và nhà ở hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 63 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 đơn vị cấp huyện: thành phố Tuy Hòa, huyện Tây Hòa, huyện Phú Hòa đạt 100% xã nông thôn mới.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên, qua rà soát tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo) là 12,12%. Tổng số hộ nghèo và cận nghèo là 31.882. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo 4,1%, tổng số hộ nghèo là 10.781 giảm 0,87% so với đầu năm, đạt 100% Kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (số hộ nghèo DTTS so với tổng số hộ DTTS) giảm trên 6%/năm. Ước đến cuối năm 2023 giảm 0,85% tỷ lệ hộ nghèo so với đầu năm 2023 và hộ nghèo DTTS giảm 5,2%.

Theo UBND tỉnh Phú Yên, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện huệ quả mục tiêu giảm nghèo đén năm 2025 là: Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người nghèo, cận nghèo ổn định sinh kế, phát triển sản xuất, tạo việc làm để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Cung cấp, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn vay với lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường...Nâng cao vai trò của các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo với doanh nghiệp.

Đồng thời, UBND tỉnh Phú Yên cũng kiến nghị NHCSXH Việt Nam xem xét trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành: Tiếp tục tạo điều kiện bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người lao động. Nâng mức cho vay một số chương trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới, như: nâng mức cho vay chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tối đa 100 triệu đồng và không phải thực hiện bảo đảm tiền vay; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn lên tối đa 20 triệu đồng/công trình; mức cho vay xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở tối đa không quá 1 tỷ đồng; nâng mức cho vay người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tối đa bằng 100% chi phí hợp đồng, không phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Bổ sung đối tượng hộ có mức sống trung bình được vay vốn tín dụng chính sách để có nguồn vốn sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

NGỌC MINH

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh