Người tự kỷ gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ xã hội
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 00:16 - 02/04/2016
- Thấu hiểu cuộc sống của người tự kỷ
- Nhìn để thấy con đường sống và phát triển của người tự kỷ
- Hành trình bé 6 tuổi thoát khỏi bóng ma tự kỷ nhờ bút vẽ và bạn mèo
- Từ trẻ tự kỷ thành ca sĩ làm chao đảo cộng đồng mạng
- Can thiệp sớm, trẻ tự kỷ có khả năng hòa nhập bình thường
- Hướng đến tương lai của người tự kỷ
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết: hiện nay tự kỷ là mối quan tâm trên thế giới. Tự kỷ là một dạng khuyết tật cần được quan tâm để họ có cuộc sống bình đẳng, phát triển hết các năng lực và đóng góp cho xã hội. Số lượng lớn người người tự kỷ không được hướng dẫn kỹ năng sống độc lập và hòa nhập cộng đồng sẽ trở thành thành gánh nặng cho xã hội.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu khai mạc hội thảo.
Người tự kỷ và gia đình có con tự kỷ hiện vẫn đang phải chịu nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội: hòa nhập, y tế, học tập… Luật Người khuyết tật khẳng định sự bình đẳng giữa các người khuyết tật trong đó có người tự kỷ. Tuy nhiên, khái niệm người tự kỷ còn xa lạ, nhiều nơi tự kỷ chưa được xem là 1 đối tượng cần điều chỉnh của người khuyết tật.
Tiết mục văn nghệ do các trẻ tự kỷ biểu diễn tại hội thảo.
“Trong Luật Người khuyết tật quy định có 5 nhóm khuyết tật rõ nét, còn nhóm cuối cùng để nhóm khuyết tật khác. Vậy tự kỷ thuộc nhóm khuyết tật độc lập, rõ nét hay năm trong nhóm khuyết tật khác đang là vấn đề cần các hội thảo khoa học, diễn đàn đưa ra các dẫn chứng để đặt tự kỷ vào đúng vị trí, có các hiểu thống nhất về người tự kỷ. Từ đó sẽ tìm giải pháp, tiếng nói chung thúc đẩy sự nhìn nhận đúng đắn về người tự kỷ không chỉ trong pháp luật mà cả trong cuộc sống. Để người tự kỷ và gia đình được hưởng đủ các quyền cơ bản”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh.