THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:33

Người sử dụng lao động không có quyền giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Người sử dụng lao động không có quyền giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ của người lao động - Ảnh 1.

Chủ sử dụng lao động không được phép giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động (Ảnh minh họa)

Luật sư trả lời: 

Theo thông tin bạn cung cấp, giữa bạn và chủ hiệu thuốc chỉ có thỏa thuận bằng miệng về hợp đồng lao động và việc đặt cọc giấy tờ, bằng cấp gốc. Trong khi đó, theo Bộ luật Dân sự năm 2015, các giấy tờ nhân thân như bằng đại học, chứng minh nhân dân… là tài sản thuộc sở hữu cá nhân được pháp luật bảo vệ. Khi đi xin việc, người lao động cũng chỉ phải nộp lại bản sao văn bằng chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển cùng một số giấy tờ khác.

Do đó, người sử dụng lao động không được phép giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động. Do đó, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động vì bất cứ lý do gì, nếu người sử dụng lao động không trả lại văn bằng, chứng chỉ gốc cho người lao động thì người lao động hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa.

Người sử dụng lao động không có quyền giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ của người lao động - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Thị Thu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Đối với trường hợp của bạn, nếu chủ hiệu thuốc nơi bạn làm việc giữ bản gốc bằng dược sĩ của bạn là không đúng quy định pháp luật. Hai bên có thể thương lượng để giải quyết vấn đề này. Nếu không thỏa thuận được, bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan lao động cấp huyện cử hòa giải viên lao động để hòa giải tranh chấp giữa hai bên, thậm chí làm đơn khởi kiện yêu cầu tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử và thuê luật sư bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo An ninh Thủ đô

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh