THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:21

Người khuyết tật hoàn toàn có thể làm được những điều mà người khỏe mạnh đang làm

Chương trình còn có ông Phạm Anh Thắng, Trưởng văn phòng Đại điện Bộ LĐ-TB&XH tại TP.HCM và đại diện các nhà tài trợ đến từ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, SamSung Việt Nam; Công ty Eshuhai cùng đại diện Liên đoàn Lao động Quận 3, TP.HCM. Đặc biệt, chương trình có sự hiện diện của 260 trẻ em khuyết tật đang được Trung tâm nuôi dưỡng và chăm sóc.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, Việt Nam là một trong những nước đã phê chuẩn Công ước Người khuyết tật của Liên Hiệp quốc rất sớm. Đồng thời, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản và có những chính sách hỗ trợ chăm sóc người khuyết tật. Đến nay, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều đã có các cơ sở, trung tâm hoạt động dịch vụ chăm sóc người khuyết tật. Trong đó, ở  TP.HCM  có Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ khuyết tật tại địa chỉ 38 Tú Xương cũng là một trong những đơn vị thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho người khuyết tật. 

Tại chương trình, sau khi đã xem các sản phẩm thủ công của các cháu khuyết tật được trưng bày tại buổi lễ, Thứ Trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định, người khuyết tật hoàn toàn có thể mạnh khỏe, hoàn toàn có thể làm được những việc người bình thường khỏe mạnh đang làm. Đồng thời, đề nghị các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục có nhiều nguồn lực hỗ trợ cho các cháu trong hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục giúp các cháu tái hòa nhập cộng đồng và bạn bè bên cạnh mình. Khi lớn lên các cháu sẽ tự tạo cho mình một việc làm, ổn định cuộc sống.


Người khuyết tật hoàn toàn có thể làm được những điều mà người khỏe mạnh chúng ta đang làm - Ảnh 3.

Thứ trưởng đã gởi lời cám ơn đến các đơn vị, doanh nghiệp đồng hành với chương trình

Theo số liệu, hiện nay Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Số liệu trên cho thấy, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tổng dân số trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Người khuyết tật hoàn toàn có thể làm được những điều mà người khỏe mạnh chúng ta đang làm - Ảnh 5.

Trẻ em đang được Trung tâm nuôi dưỡng và chăm sóc

Thời gian qua, các chính sách, hoạt động trợ giúp người khuyết tật cũng có sự thay đổi căn bản, chuyển từ sự trợ giúp mang tính nhân đạo từ thiện sang trợ giúp theo quan điểm phát triển, tạo động để cho người khuyết tật vươn lên. Người khuyết tật được hỗ trợ nhà ở, giáo dục, y tế, tiếp cận giao thông và các công trình xây dựng, được hỗ trợ dạy nghề, việc làm, vay vốn ưu đãi để làm kinh tế và hỗ trợ sinh kế,... giúp người khuyết tật tự chăm sóc bản thân mình cũng như có những đóng góp cho cộng đồng, xã hội.

Tất cả những điều này đã mang lại cho người khuyết tật tự tin, tự lập cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương là người khuyết tật thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và văn hóa xã hội.


PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh