Người con trai lặng lẽ của nhà văn Kim Lân
- Văn hóa - Giải trí
- 13:28 - 12/02/2021
Tên "Nguyễn Từ Ninh" do chính nhà văn Kim Lân đặt: Từ Ninh vừa có nghĩa Từ Sơn - Bắc Ninh, quê nội, lại vừa là tên một nhân vật trong "Thủy hử" (1 trong 108 thủ lĩnh Lương Sơn Bạc). Vì thích đọc "Tam quốc", "Thủy hử" nên nhà văn Kim Lân lấy tên nhân vật đặt cho các con. Nguyễn Mạnh Đức bắt nguồn từ nhân vật Tào Mạnh Đức (Tào Tháo) trong "Tam quốc diễn nghĩa". Nguyễn Từ Ninh học cùng lớp, cùng trường với họa sĩ Đào Hải Phong. Nhưng Đào Hải Phong lại chuyên sâu mảng thiết kế phim ảnh, còn Từ Ninh theo mảng thiết kế sân khấu. Mỗi lần nhắc đến Từ Ninh, Đào Hải Phong đều nói: "Tôi nể Từ Ninh, quý Từ Ninh". Họ chơi với nhau đã mấy chục năm nay. Quý nhau, nể nhau chắc chắn không chỉ vì tài. Từ Ninh chưa bao giờ bán được nhiều tranh như Đào Hải Phong, nhưng Đào Hải Phong vẫn trân trọng Từ Ninh. Phong bảo, nếu là khách hàng anh sẽ mua tranh của một vài tác giả không đình đám, trong đó có Từ Ninh. "Ninh vẽ hay", Phong nhận xét. Và một thứ khác khiến Phong trọng Ninh hơn cả chuyện tranh pháo, ấy là nhân cách. Một bữa cà phê với nhau, Ninh có việc nên về trước. Chờ Ninh lên xe máy, Phong chỉ cho tôi ngón út bị mất 2/3 của Ninh: "Biết vì sao hắn bị mất ngón tay út không? Kể riêng cô nghe nhé, là hắn tự chặt đấy, khi có người vu oan cho hắn ăn cắp. Hắn không phân bua, chặt luôn ngón út và khẳng định: Hắn không làm chuyện đó, rồi bỏ đi". Trong mắt Đào Hải Phong, Từ Ninh có khí chất "anh hùng Lương Sơn Bạc", như tên. Một điều đáng ngạc nhiên, Từ Ninh đã 16 năm nuôi con một mình. Hôn nhân đổ vỡ, anh nhận nuôi 2 cô con gái, khi đó gái út mới được hơn 2 tuổi, lại có bệnh hen suyễn. Hầu như không tháng nào Từ Ninh không phải đưa con vào viện. Thức đêm chăm con ở viện đã thành chuyện bình thường của Ninh. Hồi hai con còn nhỏ, Từ Ninh chẳng dám đi xa, đến nhà ở cũng phải mua loanh quanh trong phố, tiện để hai con đi học. Nay hai con gái của anh đã lớn, cô con gái đầu đã là sinh viên năm thứ 3 Đại học Mỹ thuật. Con gái thứ hai đã 17, 18 tuổi, học nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Vì thế, Từ Ninh mới mua đất xây nhà gần sông. Nhà của Từ Ninh sát ngay nhà của anh trai, họa sĩ Mạnh Đức (Đức nhà sàn). Anh khoe với tôi tổ ấm của 3 bố con. Trên diện tích 70m2, anh xây nhà 3 tầng, tầng trên cùng dựng ngôi nhà gỗ. Mặt ngôi nhà hûúáng thùèng ra söng. Núi àêy yïn tônh nhûng khöng hoang vu, chaåy xe möåt laát àaä vaâo ngay phöë cöí. Tûâ Ninh thñch söëng bïn söng hoùåc söëng trïn nuái. Ninh coân möåt ngöi nhaâ trïn nuái nûäa. Anh àaä tûâng coá thúâi gian àûa hai con lïn nuái söëng. 16 năm nuôi con một mình, hỏi Từ Ninh có thấy cực không? Anh tâm sự: "Tôi không hiểu thế nào là vất vả. Nuôi hai đứa từ năm 2005, thành quá quen rồi, thấy thanh thản, thấy vui". Từ Ninh không dùng roi vọt để dạy con nhưng anh khá nghiêm khắc. Hồi bé, đi học về, các con mách bị bạn bắt nạt. Anh nói: "Bố sẽ nói chuyện với cô giáo một lần, lần sau các con phải tự giải quyết. Bố mẹ sinh ra các con không phải để người ta đánh đập, kể cả còn bé, các con phải tự biết cách bảo vệ mình. Các con không được bắt nạt ai nhưng không được để ai xúc phạm các con. Quý hơn mọi thứ trên đời là lòng tự trọng". Từ Ninh nuôi con bằng những đồng tiền bán tranh. Tuy không bán được đều đều, song có vài phòng tranh trước tết Tây và Noel lại lấy của anh một lượng tranh lớn để bán cho khách nước ngoài và Việt kiều về thăm quê. Mỗi đợt như thế anh thu được một số tiền kha khá, mỗi tháng lại rút ra, tiêu dần. Nhưng sau năm 2010, việc bán tranh không được thuận lợi như trước, Từ Ninh vẫn tiếp tục phải mưu sinh, vì con cái. Anh theo anh trai - Đức nhà sàn, phục dựng văn hóa cổ, lúc nhận việc ở Văn Miếu, lúc ở phố cổ. "Năm 2018, chúng tôi làm "Một thoáng Việt Nam" ở Hội An cho một tập đoàn lớn. Chúng tôi làm những ngôi nhà đặc trưng ở đồng bằng sông Cửu Long, như nhà điền chủ, nhà của Bạch Công Tử… Sau đó, ra nhà Nam bộ, nhà của người Chăm, nhà rông Tây Nguyên. Cứ thành từng cụm như thế. Rồi nhà rường Huế, nhà Bắc bộ… nhà người Tày, người Thái". Chính sự thúc bách của cuộc sống, sự yêu cầu của công việc đã ảnh hưởng đến hội họa của Từ Ninh.
Tranh anh có những biến chuyển, chứ không tuân theo một phong cách từ đầu đến cuối. Anh khoe với tôi bức "Biến tấu" đẹp như tấm thảm Ba Tư được miêu tả trong những câu chuyện cổ và chia sẻ: "Thực ra bức này tôi vẽ hỏng, song lại vẽ đè lên. Vẽ thế này in trên kính thành tranh kính, có đèn rọi phía sau thì đẹp tuyệt vời". Nếu như có một cuộc sống gia đình ấm êm, đủ đầy đúng nghĩa, chắc gì tranh Từ Ninh đã "biến tấu" như bây giờ? Hỏi Từ Ninh: "Anh thấy mình được, mất gì từ nghề họa?". Ninh cười, không trả lời thẳng câu hỏi: "Tôi thấy họa sĩ được thể hiện cái tôi mạnh mẽ, độc lập hơn so với nhà văn".
Gần 30 năm cầm cọ nhưng Từ Ninh chỉ làm 2 triển lãm cá nhân, tham gia một số triển lãm nhóm, ngại phát biểu nọ kia trước đám đông, thế nên người trong nghề biết anh, người ngoài nghề thì chịu. Từ Ninh tự nhận, anh không hoạt ngôn, khá vụng về ăn nói, nên thiệt. Năm 2021, anh sẽ cố gắng mở một cuộc triển lãm với ý nghĩa kỷ niệm 100 năm ngày sinh cha anh, nhà văn Kim Lân (1/8/1920 - 7/8/2007). Kính yêu cha nhưng Từ Ninh chia sẻ: Anh không muốn núp bóng người cha nổi tiếng. "Mình vẫn phải là mình, dù hay, dở thế nào". Từ Ninh cũng không muốn ảnh hưởng anh, chị của mình trên con đường nghệ thuật. Ninh bảo: "Khi tôi vẽ tranh, tôi sợ nhất người ta khen tranh đẹp thế, giống tranh Thành Chương, anh tôi. Khen thế là giết tôi rồi. Tôi phải thay đổi để không có gì gợi nhớ Thành Chương".
Quả nhiên, nếu chỉ xem tranh, chẳng thể nghĩ Từ Ninh - Thành Chương là hai anh em ruột thịt. Có vẻ Tân Sửu là năm may mắn với Từ Ninh. Anh vẽ một số tranh trâu, được nhiều người khen, ngay từ đầu năm đã bán được vài bức. Tranh trâu của Từ Ninh cũng gợi nhắc về một mái ấm gia đình. Tôi băn khoăn vì sao đề tài gia đình lại phổ biến trong tranh Từ Ninh? Người con thứ 6 của Kim Lân nói nửa đùa, nửa thật: "Ừ thì thiếu gì vẽ nấy".